Cái kết của những công ty độc hại, lừa dối thực tập sinh kỹ năng là gì?
Trong tình hình nguồn lao động ngày càng giảm, lao động nước ngoài là vô cùng cần thiết để giữ cho nền kinh tế Nhật Bản có thể trụ vững.
Thực tập sinh kỹ năng đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch này.
Nhiều thực tập sinh từ Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, … đã được đưa đến Nhật Bản làm việc. Thế nhưng hệ thống các công ty giới thiệu thực tập sinh tồn tại nhiều vấn đề.
Ý nghĩa ban đầu của hệ thống là để thực hành kỹ năng, có nghĩa là học tập rèn luyện từ quá trình làm việc thực tế. Ví dụ, nông dân Việt Nam muốn học về nông nghiệp Nhật Bản sẽ qua Nhật để làm việc trải nghiệm.
Thế nhưng hiện tại, cả phía Nhật Bản và Việt Nam đều đang đi chệch hướng so với mục đích ban đầu.
Người Việt mang trong mình suy nghĩ “Tôi muốn đến Nhật”, “Tôi muốn kiếm thật nhiều tiền”, còn phía Nhật Bản lại là “Tôi muốn có được nguồn nhân lực với giá rẻ”.
Chính bởi sự lệch lạc này mà mục đích tuyển dụng cũng không còn đúng đắn.
Từ đó, thay vì nuôi dưỡng phát triển nhân lực, một số người Nhật chỉ suy nghĩ lợi dụng bóc lột sức lao động.
Bạn có bao giờ tự hỏi cái kết của những doanh nghiệp giới thiệu việc làm độc hại là gì không?
Gifu là địa phương đứng đầu Nhật Bản về dệt may, nhưng trong 20 năm qua, số lượng các công ty dệt may của tỉnh đã giảm xuống còn chưa đến một nửa. Nguyên nhân bởi những công ty này không thể đánh bại các công ty sử dụng nhân công giá rẻ từ nước ngoài.
Chỉ riêng Gifu đã có hàng nghìn thực tập sinh. Tại đó, họ đang bị bóc lột sức lao động.
Một người phụ nữ Việt Nam từng làm việc ở Gifu từng lên tiếng.
“Ngoài giờ làm việc chính thức, tôi còn phải làm thêm 140 giờ/tháng, hầu như không có thời gian về nhà.
Nếu chia tiền lương theo năm thì cô gái này nhận được khoảng 330 Yên/h. Lương như vậy là thấp hơn rất nhiều so với mức tối thiểu ở địa phương này.
Ảnh Google (minh hoạ)
Ngoài ra cô gái còn cho thấy hình ảnh khu ký túc xá. Đó là khu ký túc cho 14 người ở, nhưng chi phí ở của họ bị trừ vào lương, dù điều kiện sống ở đó vô cùng tệ hại.
Liên đoàn lao động ở Nagoya quyết định sẽ hành động và khởi kiện công ty này. Họ cũng ước lượng số tiền đã không được trả đúng cho các thực tập sinh kỹ năng.
Tuy nhiên vấn đề là với những công ty tuyên bố phá sản, khi giám đốc không còn đủ khả năng chi trả, trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Những công ty độc hại này sẽ sụp đổ, chưa kể đại diện công ty không thể tiếp tục sống ở nơi ở hiện tại do sự dòm ngó của công chúng.
Tất nhiên nếu bạn không làm điều xấu, không phạm tội, phía Nhật Bản sẽ tìm mọi cách để đền bù cân xứng. Nhưng trước hết vẫn là làm sao cho bản thân không trở thành nạn nhân.
Hãy cân nhắc vể cơ sở đào tạo mà bạn dự định. Hỏi ý kiến những người đi trước, hoặc tham gia bàn luận trên các diễn đàn mạng.
Ảnh Google (minh hoạ)
Bên cạnh những công ty độc hại, vẫn còn rất nhiều các cơ sở giới thiệu thực tập sinh kỹ năng đúng mục đích ở cả hai quốc gia. Đừng vì một số thành phần xấu mà đánh giá sai cả một hệ thống.
Nếu bạn có ý định làm việc ở Nhật mà lại gặp tình huống bị bóc lột, đừng bỏ trốn, đừng phạm tội mà hãy tham khảo ý kiến từ tổ chức phái cử. Nếu họ không hỗ trợ bạn, hãy tìm đến liên đoàn lao động hoặc cảnh sát.
Cố gắng hết sức để tìm người giúp đỡ.
Để vận hành tốt hệ thống này cần có sự hợp tác ở cả hai phía và chính bản thân những thực tập sinh đã, đang và sẽ đến Nhật làm việc.
Kengo Abe