“Tiến sĩ Phân” của Nhật Bản cùng ý tưởng Noguso (Đại tiện hoang dã) để cứu lấy môi trường
Khái niệm SDGs (Sustainable Development Goals) – Các mục tiêu phát triển bền vững ngày càng được chú trọng trong bối cảnh nổi lên hàng loạt các vấn đề về môi trường.
Với khái niệm này nổi lên một cá nhân đã có lối suy nghĩ tưởng là hài hước, nhưng hoá ra lại rất nghiêm túc.
Dưới đây là trường hợp của anh Yuzawa.
Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/78153
Trong suốt 46 năm, anh Yuzawa đã đi vệ sinh ở các đồi núi thay vì nhà vệ sinh để nghiên cứu về cách giải cứu Trái đất. Trước kia Yuzawa là một nhiếp ảnh gia chuyên về thực vật (chủ yếu là nấm và rêu). Từ khi nào anh lại nảy ra ý tưởng này?
Hãy cùng theo chân anh ấy để tìm ra câu trả lời.
Người đàn ông này bắt đầu phong trào bảo tồn thiên nhiên của mình vào năm 1970. Lúc đó, Yuzawa khởi động phong trào cùng cư dân địa phương phản đối xây dựng nhà máy xử lý nước tiểu.
Yuzawa cũng bắt đầu thực nghiệm với phân bằng một thái độ nghiêm túc như vậy.
Phân, xác động vật, nấm là những chất dễ phân huỷ, trở thành chất dinh dưỡng cho đất nuôi dưỡng cây trồng. Đó là lý do mà Yuzawa không dùng nhà vệ sinh và “giải quyết” trực tiếp vào đất.
Thế nhưng chuyện mà người này làm không đơn giản chỉ là “đi nặng” vào đất. Anh ta đã nghiên cứu cách đi vệ sinh sao cho không ảnh hưởng đến thiên nhiên và cả con người. Đây chẳng phải là “tiến sĩ phân” sao?
Yuzawa còn xuất bản cả một cuốn sách đấy.
Hành động “đi nặng” ở nơi đồi núi trong tiếng Nhật được gọi là 野ぐそ(Noguso). Quyển sách của Yuzawa hướng dẫn thực hiện Noguso một cách đúng đắn.
Khoan hãy cười, nếu không thực hiện Noguso đúng cách sẽ gây mất vệ sinh. Bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước sau đây.
Đầu tiên, đào một cái hố nông, giải quyết vào đó. Tiếp theo vệ sinh mông bằng lá cây và nước (không dùng giấy). Cuối cùng lấp hố lại, dùng một nhánh cây để đánh dấu vị trí.
Lý do phải đánh dấu lại là để tránh tình trạng tích tụ chất dinh dưỡng tại một nơi, sẽ trở thành gánh nặng cho môi trường.
Việc cân bằng chất dinh dưỡng rất quan trọng, do đó 1 năm chỉ nên “đi nặng” 1 lần ở cùng 1 vị trí.
Đầu tiên vi sinh vật sẽ phân huỷ, lực phân huỷ vô cùng mạnh, thậm chí qua thời gian có thể phân huỷ cả thuốc và phụ gia thực phẩm. Bằng cách này quả nhiên có thể khiến đất đồi thêm phong phú.
Anh Yuzawa có một lý tưởng, đó là khiến tất cả người dân Nhật Bản cùng thực hiện Noguso. Thế nhưng vấn đề nằm ở đây.
Phần lớn cư dân tập trung ở thành phố. Khi con người tập trung đông đúc, diện tích rừng giảm, khả năng xử lý của tự nhiên cũng giảm, và phân bón tăng lên.
Anh Yuzawa cũng cho biết con người nên sống phân tán. Dịch bệnh COVID-19 là điều kiện tích cực cho lý tưởng này. Khi mọi người chuyển sang làm việc từ xa sẽ có thể tránh tập trung tại các khu vực thành thị.
Thế nhưng vấn đề đâu chỉ có vậy…
Không phải ai cũng đủ tự tin để “đi nặng” ngoài thiên nhiên như thế !!!
Nhân tiện cơ thể con người khi được chôn dưới đất cũng sẽ phân huỷ, trở thành “phân bón” nuôi dưỡng sự sống tiếp theo. Thế nhưng hiện tại mọi người lại chọn cách hoả táng. Bạn có biết không, nếu người chết được chôn xuống đất, xương cốt cũng sẽ được trở về với tự nhiên (dù mất khá nhiều thời gian), thế nhưng nếu hoả táng thì xương vẫn ở trạng thái cứng như lúc đầu.
Có thể phá huỷ thiên nhiên là một phần trong việc đem lại cuộc sống tiện lợi hơn cho con người. Đó chính là cơ sở của mọi vấn đề môi trường, không phải sao?
Cũng có thể sau khi đọc bài này bạn sẽ muốn thử Noguso xem sao, vì có ích cho môi trường mà. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại, bạn có thực sự muốn làm không nhỉ? Vì sẽ lạnh mông lắm đấy…
Kengo Abe