Sắp hết năm 2020 nhưng tình hình dịch bệnh không khá lên, “Phải làm gì với Tokyo Olympic dự kiến diễn ra vào năm sau?”

Hay phải làm gì với Thế vận hội Tokyo trước tình hình dịch bệnh không có xu hướng giảm, trong khi một năm mới lại sắp cận kề?

Mặc dù một số loại vắc-xin cho Virus Corona đã được phê duyệt và đang được phân phối ở một số quốc gia, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi tất cả mọi người đều có thể tiếp cận với nó.

Các chuyên gia cho biết có thể mất vài tháng trước khi vắc-xin này được phổ biến rộng rãi và tỷ lệ lây nhiễm sẽ không thấp hơn cho đến cuối năm 2021. Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với Thế vận hội Tokyo 2020, khi sự kiện này đã được lên lịch trở lại vào tháng 7 năm sau?

Đài truyền hình Nhật Bản NHK đã quyết định đặt câu hỏi với công dân Nhật Bản về suy nghĩ của họ trước vấn đề này. Họ chọn ngẫu nhiên 2.164 người lớn trên 18 tuổi từ khắp đất nước để tham gia một cuộc khảo sát qua điện thoại, được thực hiện từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 12. Với câu hỏi “Liệu Thế vận hội có nên bị hủy, hoãn hoặc vẫn nên được tổ chức theo lịch trình?”.

Chỉ 58 phần trăm cung cấp câu trả lời, nhưng câu trả lời từ 1.249 người tham gia khá đồng đều.

Ảnh Soranews

Hầu hết đều trả lời rằng Thế vận hội không nên được tổ chức vào tháng 7 tới, chỉ 27% cho rằng vẫn nên tổ chức theo lịch trình. Điều này trái ngược với cuộc khảo sát vào tháng 10, khi 40% người trả lời cùng câu hỏi cho biết Thế vận hội vẫn nên được tổ chức.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng nhìn chung quan điểm của họ khá tương tự nhau, đó là không nên tiến hành.

– Có lý do gì buộc phải tổ chức không vậy?
– Xem xét về số ca nhiễm hiện tại, không phải là bất khả thi sao?
– Nếu Chính phủ có kế hoạch rõ ràng để chống lây nhiễm, tôi cũng hy vọng Thế vận hội được tổ chức chứ. Nhưng nếu tình trạng không được đảm bảo, đương nhiên rất lo ngại.
– Bên cạnh truyền thông và những người được hưởng quyền lợi, còn ai muốn giữ Thế vận hội này không?
– Tôi tự hỏi những người cho rằng muốn Thế vận hội bị huỷ đã từng nghĩ về những nỗ lực và giấc mơ của biết bao vận động viên trên toàn thế giới chưa nhỉ?
– Thuốc chủng ngừa sẽ hiệu quả đến mức nào? Ít nhất chúng ta phải tiêm chủng cho tất cả các vận động viên và nhân viên.
– Tôi rất mong chờ Thế vận hội, nhưng tôi không nghĩ đó là một vấn đề đơn giản. Tôi cũng không thực sự muốn có nhiều người đến Nhật Bản. Tôi nghĩ nó nên bị hoãn lại hoặc hủy bỏ.

Đúng như lời bình luận cuối cùng, tình huống không đơn giản chỉ là quyết định hủy bỏ hay giữ Thế vận hội mà rất nhiều yếu tố sẽ góp phần vào việc quyết định. Chính phủ và nhiều doanh nghiệp đã thực hiện công tác chuẩn bị trong thời gian rất dài, và sẽ là một sự thất vọng to lớn đối với những vận động viên đã nỗ lực luyện tập để tham gia.

Tổ chức Thế vận hội bất chấp đại dịch có nghĩa là tất cả những người tham gia sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm – hoặc chỉ những nước giàu có được tiếp cận với vắc xin mới được an toàn. Ngoài ra, các biện pháp để chống lại sự lây lan của dịch bệnh sẽ tiêu tốn hàng tỷ yên và với việc doanh số bán vé có thể rất thấp, lợi tức đầu tư gần như không có.

Việc hoãn Thế vận hội có vẻ là lựa chọn lý tưởng nhất, nhưng điều đó có nghĩa là hai kỳ Olympic sẽ diễn ra trong cùng một năm (Thế vận hội mùa đông dự kiến ​​được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 2 năm 2022).

Giám đốc điều hành của Ủy ban Olympic Quốc tế từng tuyên bố sự kiện sẽ được diễn ra bất chấp đại dịch. Thế nhưng khi năm 2020 đang sắp kết thúc, liệu tuyên bố đó có trở thành thực tế hay không, lại là câu chuyện khác. Thời gian để đưa ra tuyên bố tiếp theo cũng sắp cận kề.

 

*** Tham gia làm khảo sát để nhận quà của JAPO nào !!!

NHẤP VÀO ĐÂY NHÉ

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: