Những trường hợp đưa tin sai lệch của truyền thông Nhật Bản

Thời đại hiện nay, không phải vì những tin tức được lên TV hay báo mà khẳng định đó là tin chính xác.
Không phải vì Nhật Bản ủng hộ tự do ngôn luận có nghĩa là mọi thông tin được đưa ra đều đúng.

Ngày xưa, TV và báo là những phương tiện thông tin chính, do đó nếu tin tức được xác nhận từ 2 nguồn này sẽ rất được tin tưởng.

Thế nhưng với sự phát triển của Internet, những thông tin giả bắt đầu được lan truyền với tốc độ chóng mặt, bất chấp mục đích là gì?

Vì vậy, khi đọc thông tin, xin hãy tự hỏi mục đích của việc đưa tin là gì.

Bức ảnh này được đăng bởi tài khoản Twitter chính thức của Asahi Shimbun. Vào năm 1944, thời điểm những người đàn ông ra chiến trường, phụ nữ và trẻ em ở lại hậu phương và làm việc trong các xưởng quân giới.

Ảnh https://twitter.com/Go_Go_Go_Go_Go/status/1339943153608978434

Thế nhưng nếu nhìn kỹ bạn có thể thấy những người ở phía sau cũng chính là những người ở phía trước.

Vậy chắc chắn tấm ảnh không phải ảnh chụp mà là sản phẩm của Photoshop hay một công cụ xử lý hình ảnh nào đó thời bấy giờ.

Tiếp theo là trường hợp của NHK News.
Đây là hình ảnh cho thấy tình hình căng thẳng giữa tàu chiến Hàn Quốc và máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ảnh https://www.jijitsu.net/entry/NHK-P1-gazou-gousei-innsyousousa

Bạn có thấy điều gì lạ ở đây không?

Tàu ở trên biển, nhưng máy bay lại hạ bánh xe, để làm gì?

Còn đây là hình ảnh từ chương trình trên Fuji TV.
Thông tin là “Người đổ xô tại Harajuku”, thế nhưng đó chỉ là do góc độ của Camera mà thôi.

Ảnh https://gamers-geo.com/news/7032/

Tôi không rõ mục đích đưa thông tin sai lệch là gì, nhưng có thể khẳng định những hình ảnh trong các ví dụ trên đều là giả.
Tại sao giới truyền thông lại phải lừa dối?
Mục đích đằng sau hành động đó là gì?

Mọi người hãy thật cân nhắc khi đọc bất kỳ thông tin nào trước khi tin nhé !

 

 

 

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: