Lời bộc bạch của phụ nữ Việt: Người Việt Nam bị từ chối khi kiếm việc hay thuê nhà ở Nhật

“Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy quảng cáo tìm nhân viên ghi rõ: ngoại trừ người Việt Nam”.

Một phụ nữ Việt Nam, 27 tuổi, đang làm việc cho công ty xây dựng ở Tokyo chia sẻ. Cô cũng cho biết nhiều bạn bè người Việt của cô muốn chuyển việc nhưng gặp khó khăn vì có nhiều trường hợp không nhận người Việt Nam.

Đó chính là hệ quả từ hàng loạt các hành vi phạm tội của người Việt Nam ở Nhật trong thời gian gần đây. Mặc dù bị cấm bởi các quy định liên quan đến Luật việc làm về hạn chế trong quốc tịch khi tuyển dụng, vẫn có nhiều công ty Nhật từ chối nhận đơn ứng tuyển của người Việt.

Không những gặp khó khăn tìm việc làm, người Việt cũng bị từ chối khi tìm chỗ ở. Chưa hết, các du học sinh cũng khó tìm việc làm thêm hơn.

Một sinh viên năm thứ 3 đang theo học tại một trường đại học ở Tokyo cho biết “Do COVID-19, tôi rất lo lắng liệu có công ty nào chịu nhận người Việt sau khi tốt nghiệp không. Chưa kể tìm chỗ ở cũng khó khăn. Khi tôi hỏi một nhân viên bất động sản rằng người nước ngoài có thuê được không, anh ta bảo không sao cả. Thế nhưng khi biết là người Việt Nam, thái độ người này thay đổi hoàn toàn và bảo người Việt thì hơi khó”.

Ảnh https://news.yahoo.co.jp/articles/50e47ea43602417bf42eb001b66c43adaa4cabc6/images/000

Hai người Việt Nam này đều thông thạo tiếng Nhật và yêu mến văn hoá Nhật Bản.

“Thậm chí một số người Nhật tỏ ra lạnh lùng khi biết tôi là người Việt. Điều này khiến tôi rất buồn” – cô chia sẻ thêm.

Hầu hết tất cả những người Việt Nam bị xã hội Nhật Bản “từ chối” theo cách này đều là những người không dính dáng gì đến tội phạm.

“Ngay cả người Việt Nam cũng không tha thứ cho các hành vi phạm tội. Tôi hiểu rằng người Nhật tức giận, nhưng đừng nghĩ rằng tất cả người Việt đều xấu”.

Có bao nhiêu thực tập sinh kỹ thuật người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản?

Phần lớn người Nhật có xu hướng nghĩ rằng người Việt Nam ở Nhật đều là những “thực tập sinh kỹ năng bị áp bức”. Nhưng trên thực tế, chỉ khoảng 220.000 trong số 412.000 người Việt Nam đang sống tại Nhật Bản là thực tập sinh. Có 80.000 sinh viên quốc tế, 50.000 người hiện làm việc tại Nhật Bản, 2.000 người ở lại với tư cách vợ/chồng và 17.000 người có quyền thường trú. (Theo Bộ Tư pháp thống kê cuối năm 2019).

Hầu hết người Việt Nam làm việc bán thời gian tại các cửa hàng tiện lợi và quán rượu ở Tokyo là du học sinh. Họ đa số đến từ các khu vực thành thị ở Việt Nam, chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu. Những người này có tầm nhìn rõ ràng, tiếp thu văn hóa Nhật Bản và có các kỹ năng kinh doanh. Họ mong muốn học tốt tiếng Nhật và thích nghi với xã hội Nhật Bản, đồng thời có nhiều bạn bè người Nhật. Những người Việt Nam này biết cách cư xử và tuân thủ luật pháp của Nhật Bản, rất ít trường hợp phạm tội.

Cũng có những người Việt Nam (và ngay cả người Nhật Bản) vì ngây thơ mà sa đà vào những công việc bất hợp pháp để kiếm thêm tiền. Trong số 220.000 thực tập sinh kể trên cũng có rất nhiều người làm việc siêng năng và chịu đựng sự bóc lột. Tuy nhiên, chắc chắn rằng họ đang ở một vị trí rất dễ bị lợi dụng.

Tồn tại các phong trào trong cộng đồng cư dân Việt Nam tại Nhật Bản giúp tuyên truyền thông tin đến những đối tượng người Việt dễ bị lợi dụng này để góp phần ngăn chặn tội phạm. Một người Việt Nam còn tuyên truyền về các hành vi gọi là phạm tội ở Nhật trên Youtube. Người này đồng thời tuyên truyền văn hoá Việt Nam cho người Nhật.

Nhiều người Việt không biết hành vi nào là phạm pháp ở Nhật, do đó các hành động tuyên truyền này vô cùng cần thiết.

Vai trò cầu nối giữa hai quốc gia

Không giống như du học sinh, một bộ phận thực tập sinh đến Nhật Bản ngay từ đầu đã không phải là những người có thể làm việc ở nước ngoài. Thế nhưng, những người này bị đơn vị đề cử ở Việt Nam lợi dụng và quỵt nợ, còn ở Nhật, công ty chủ quản bạo hành, quấy rối quyền lực, phân biệt đối xử,…

“Nếu bạn không muốn chịu trách nhiệm, hãy giả vờ như không nhìn thấy ngay cả khi thực tập sinh bị đối xử tệ”.

Không chỉ người Việt mà nhiều người Nhật cũng hiểu rõ về vấn đề này và muốn thay đổi hệ thống. Tuy nhiên để thay đổi cần có sự hợp tác từ cả hai phía.

Cần nói thêm là những trường hợp kỳ thị rõ ràng người Việt ở Nhật không phải quá nhiều. Rất ít người Nhật có ấn tượng xấu với người Việt, trái lại ấn tượng rằng người Việt nghiêm túc và chăm chỉ mạnh mẽ hơn. (theo lời một người Nhật).

Thế nhưng, nếu tình hình không được cải thiện trong tương lai, mối quan hệ của hai bên sẽ tiến triển xấu đi.

SC dịch
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: