Phong cách thời trang và kiến trúc độc đáo “lãng mạn cổ điển” Taisho

Thời kỳ Taisho là một thời kỳ ngắn ngủi, nhưng khá yên bình và thịnh vượng ở Nhật Bản, được coi là phiên bản nước Nhật của những năm tháng bùng nổ, với tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng du nhập văn hóa từ phương Tây, đặc biệt là châu Âu.

Phong cách thời trang giai đoạn này phá cách do chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hoá ngoại nhập. Thử so sánh với thời kỳ Edo hay Meiji, đến Taisho bỗng dưng xuất hiện những người trẻ tuổi đi lại trong bộ suit và mũ đội đầu thời thượng. Đến Kimono truyền thống cũng có nhiều mẫu mã và màu sắc phong phú hơn, gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác. Bên cạnh đó Kimono còn được kết hợp với mũ, găng tay, giày, và các phụ kiện phi truyền thống khác.

Ảnh https://rakkami.com/illust/detail/13497

Ảnh https://ameblo.jp/kikinako-kikinako/entry-12175481540.html

Có nhiều sự giao thoa giữa phong cách lãng mạn Taisho và Kimono-Hime. Đối với người theo chủ nghĩa cực đoan, Kimono thời lãng mạn Taisho được cho là thiếu trang trọng và không phù hợp với các sự kiện truyền thống như lễ cưới hay tiệc trà. Thế nhưng nghĩ theo một cách khác, đây là một cách mặc Kimono nhưng thể hiện được cá tính riêng của người mặc, không quá gò bó theo bất kỳ quy tắc nào.

 

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/103996

Về kiến trúc, trong khi Thời kỳ Minh Trị được định nghĩa bởi các tòa nhà Chính phủ và công trình công cộng lớn theo phong cách châu Âu nhằm thể hiện hình ảnh của sức mạnh đế chế, thì kiến trúc và thiết kế theo phong cách Taisho phản ánh nhiều yếu tố châu Âu trong các ngôi nhà và cửa hàng hàng ngày. Sử dụng các vật liệu mới, nổi bật ở thời này là những công trình khác hẳn so với các kiến trúc kiểu Nhật. Đặc biệt, cửa sổ và cửa ra vào bắt đầu mang nhiều yếu tố phương Tây hơn, với hình dạng độc đáo thiên về chi tiết. Nhìn vào đó không ai còn thấy chủ nghĩa tối giản thường gắn liền với Nhật Bản, mà là sự ra đời của ý thức thiết kế và sự sáng tạo mới đối với tầng lớp trung lưu đang phát triển.

Ảnh https://japantravel.navitime.com/en/area/jp/guide/NTJtrv1065-en/

Phần lớn những thay đổi này thường trung thành “Phong cách lãng mạn Taisho” (大正ロマン), có thể nhìn thấy ở phần lớn các toà nhà nguyên bản vẫn còn trụ lại đến hiện nay hoặc những toà nhà đã được phục chế. Thế nhưng phần lớn các công trình này đều đã biến mất theo thời đại, do trận động đất lớn ở vùng Kanto năm 1923 cùng với hậu quả bom phá trong Thế chiến II. Tuy vậy, nếu được chiêm ngưỡng một công trình còn sót lại vào thời này chắc chắn sẽ nhận ra ngay.

Thị trấn suối nước nóng Ginzan gợi nhắc đến phong cách thời lãng mạn Taisho

Ảnh https://tanyosha.co.jp/20161017/about-traditionalarchitecture/6564

Mặc dù đã bị di dời, chợ cá Tsukiji là một địa điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng các cụm cửa hàng theo phong cách thời Taisho. Nhiều ngôi nhà đã được cải tạo nhưng vẫn giữ được vẻ nguyên bản.

Được phổ biến vào thời Minh Trị và được thiết kế lại vào đầu thời đại Showa, một kỹ thuật điển hình của Taisho được gọi là “billboard architecture” (thiết kế kiểu biển quảng cáo) đã được sử dụng để tái tạo công trình sao cho giữ nguyên hình dạng ban đầu, chỉ bao phủ xi măng và một lớp sơn bên ngoài màu xanh đồng sặc sỡ.

Ảnh https://japantravel.navitime.com/en/area/jp/guide/NTJtrv1065-en/

Taisho cũng là thời kỳ bùng phát dịch cúm Tây Ban Nha và sự kiện Nhật Bản đệ trình dự luật xóa bỏ phân biệt chủng tộc sang phương Tây ở đỉnh cao của kỷ nguyên thuộc địa.

Fun fact: đây cũng là bối cảnh chính của Anime/Manga Kimetsu no Yaiba

Bạn có cảm nhận như thế nào về nghệ thuật của thời kỳ này?

 

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: