”En” và ”chodu” – Triết lý về sự cân bằng được nhà sư Nhật Bản áp dụng để độ xe

“En” và ”Chudo” triết lý về sự cân bằng chính là điều thú vị mà sư thầy tại Nhật Bản có niềm đam mê với xe ôtô đã áp dụng khi độ lại chiếc xe mini Cooper S đặc biệt của mình.

Masa là một nhà sư hiện đang chăm sóc một ngôi Đền tại ngôi làng nhỏ nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Nagano, Nhật Bản. Tuy nhiên vị sư thầy này lại thu hút sự chú ý vì sở hữu một chiếc Mini Cooper S đặc biệt.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Sau khi nghe thông tin này chắc nhiều người sẽ có chung những thắc mắc sau:

– Nhà sư có được phép sở hữu tài sản có giá trị cao như vậy?

– Liệu làm thế có đi ngược với quan niệm tôn giáo?

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Không chỉ sở hữu chiếc Mini Cooper S, vị sư thầy còn độ lại xe theo sở thích của mình. Nói về chiếc xe, sư thầy tiết lộ xe này ban đầu thuộc sở hữu của một người bạn, nhưng chưa từng có thời gian để lái.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Biết rằng sư thầy Masa yêu thích xe hơi và thường lái xe đi dạo quanh những con đường trên núi, nên người bạn đã quyết định tặng chiếc xe cho sư thầy thay vì để nó nằm một chỗ.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Chữ En đại diện cho cách mà nhà sư sở hữu chiếc xe. En (duyên) là khái niệm về sự liên kết giữa vạn vật, sự tồn tại của con người lẫn các vật thể đều được tạo ra từ những mối liên kết này. Có biết bao nhiêu mối quan hệ được hình thành nhờ ”En” và những mối liên kết này tạo nên câu chuyện về cuộc đời bạn.

”Cha mẹ cho bạn sinh mạng, bạn lớn lên, tìm kiếm việc làm, công việc của bạn, cách bạn gặp những người quan trọng với mình, tất cả đều là những ví dụ của ”En”. Nếu không có mối liên kết này, sẽ rất khó để chứng minh sự tồn tại của bạn. Chẳng có chuyện trùng hợp ngẫu nhiên nào hết”. Vị sư thầy Masa giải thích rõ hơn về ”En”.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Sau khi nhận chiếc Mini Cooper S, sư thầy Nhật Bản đã áp dụng triết lý ”chudo” trong việc độ lại chiếc xe. Ban đầu sư thầy Masa dành nhiều thời gian để bảo dưỡng vì chiếc xe đã không được sử dụng một thời gian dài, ví dụ như bánh răng, bộ tản nhiệt, ắc quy mới hay nẹp kính.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Sau đó nhà sư đã thay đổi hệ thống treo cũ để phù hợp với khung gầm của xe hơn, sư thầy Masa đã mua nhíp và giảm chấn của thương hiệu Giomic là một công ty chuyên về Mini Cooper S để thay cho chiếc xe này. Trong đó nhíp trước có trọng lượng 7kg và 6kg ở phía sau, mang đến độ cân bằng để có thể lái trên đường núi khó đi dù đi 1 mình hay chở theo người khác.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Đối với bánh xe, chiếc Mini Cooper S này được trang bị vành Advan Racing RG-D2 với đường kính 17 inch, nằm trong nốp Advan Neova AD08. Nằm trong vành này là cùm phanh AP Racing vì sư thầy Masa muốn xe có đủ lực phanh vì quanh khu vực có rất nhiều đoạn đường dốc khó xuống.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Bên dưới mui xe, phần lớn các bộ phận của chiếc Mini Cooper S đều được giữ như cũ vì sư Masa rất thích động cơ tăng áp Tritec 1.6L nguyên bản của xe. Sư thầy Masa chỉ thay hộp gió với ống nạp Gruppe M mạnh hơn. Sư thầy Masa chia sẻ, đây cũng là một ví dụ của triết lý ”chudo” kể trên.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Tương tự động cơ, nội thất của chiếc Mini Cooper S cũng được sư thầy Masa áp dụng triết lý ”chudo” để trang hoàng. Tuy nhiên ghế hành khách là loại Recaro vì nó thoải mái hơn cho người ngồi, ngoài ra nhà sư Masa còn bổ sung đồng hồ báo nhiệt độ dầu và nhiệt độ nước làm mát để có thể theo dõi những gì đang diễn ra với động cơ. Cuối cùng sư thầy Masa thay vô lăng nguyên bản bằng loại Nardi vì thích cảm giác khi cầm vô lăng này.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Vị sư thầy Masa còn cho biết:

”Con người sống phải có triết lý để có thể vượt qua bốn ải sinh lão bệnh tử. Hai trong số những triết lý chính giúp vượt qua những cuộc đấu tranh này là “En” và ”chudo”.

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

Ảnh http://www.speedhunters.com/

“Chudo” tập trung vào ý tưởng về sự cân bằng, bản chất con người có những cảm xúc tạo ra ham muốn. Những ham muốn này không hoàn toàn có hại, tuy nhiên khi con người bắt đầu suy nghĩ tiêu cực về những ham muốn, họ sẽ tác động xấu lên chính mình và những người xung quanh. Vì vậy Thần Phật đã chỉ ra những giới hạn của sự mong muốn để đạt đến sự cân bằng”.

AD
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: