Bí ẩn về vụ án 300 triệu Yên – Cả tiền và thủ phạm đều “bốc hơi”
Ngày 10 tháng 12 năm 1968, một biến cố lớn xảy ra làm rúng động nước Nhật. Số tiền thưởng khoảng 300 triệu yên cho nhân viên nhà máy Fuchu của Tokyo Shibaura Electric (hiện là Toshiba) bị cướp, nhưng điều bất thường là dù diễn biến vô cùng căng thẳng, không hề có bạo lực xảy ra, thứ biến mất chỉ có tiền mà thôi.
May mắn thay, vì khoản tiền đã được bảo hiểm do đó không có tổn thất nào cho nhân viên. Công ty chịu trách nhiệm bảo hiểm thậm chí còn trả nhiều hơn nhờ liên kết với các công ty bảo hiểm khác trên thế giới. Truyền thông khi đó đưa tin về tên tội phạm này như thể một người hùng.
Phi vụ trộm cắp khổng lồ, được cho là có giá trị hiện tại khoảng 1 tỷ yên này, đã xảy ra như thế nào?
Ngày 6 tháng 12.
Một tuyên bố đe dọa được gửi đến người quản lý chi nhánh Kokubunji của Ngân hàng Tín thác Nhật Bản (sau này là Ngân hàng Ủy thác Mitsubishi UFJ). Trong đó yêu cầu một nhân viên nữ mang 3 triệu yên đến địa điểm đã định trước 5 giờ chiều ngày hôm sau. Nếu không mang theo, nhà của giám đốc chi nhánh sẽ bị nổ tung.
50 nhân viên cảnh sát tham gia điều tra, nhưng không phát hiện kẻ tình nghi nào. Bốn ngày sau, vào khoảng 9h30 ngày 12, một chiếc xe chở đầy tiền mặt khoảng 300 triệu Yên khi xuất phát từ chi nhánh này bị một chiếc xe máy của lực lượng cảnh sát chặn lại. Cảnh sát nói với người lái xe rằng nhà của giám đốc chi nhánh đã bị cho nổ tung và chiếc xe cũng có khả năng đã bị gài bom. Sau đó, cảnh sát bắt đầu kiểm tra chiếc xe.
Thế nhưng nhân viên cảnh sát này thực chất là giả mạo. Nhà của giám đốc chi nhánh cũng không bị nổ tung. Thông báo đánh bom bốn ngày trước là một cái bẫy được thiết kế để làm cho câu chuyện này trở nên đáng tin cậy. Khi kiểm tra xe, người này châm lửa đốt ống khói giấu sẵn trên xe. Khói bốc lên nghi ngút từ gầm xe.
Chạy đi, nhanh lên! !!
Người điều khiển xe chở tiền vội vã bỏ chạy thoát thân, tên tội phạm cướp xe tẩu thoát.
Hơn 100 món đồ đã được tìm thấy từ chiếc xe máy giả mạo của thủ phạm. Những tưởng cảnh sát sẽ sớm lần ra manh mối, nhưng không có bất cứ thông tin nào được công bố. Thậm chí gương mặt của hắn cũng đã bị người điều khiển phương tiện nhìn thấy.
Ảnh https://www.news-postseven.com/archives/20181016_781549.html?DETAIL
Đánh cắp một số tiền lớn với mánh khoé đơn giản, không gây thiệt hại cho ai. Ấy vậy mà phía cảnh sát nêu ra tận 110.000 người tình nghi, tổng số cảnh sát tham gia điều tra là 170.000 người, chi phí điều tra hơn 900 triệu yên kéo dài trong 7 năm.
Trong quá trình điều tra, một sĩ quan cảnh sát tự vẫn trước áp lực của truyền thông, hai người thiệt mạng do làm việc quá sức. Điều đó cho thấy cảnh sát không hề che giấu tội phạm mà thực sự không thể tìm ra hắn.
Ảnh http://the-between.net/human-evolution/the-truth/3億円事件の真実3つが凄い-2/
Sau một thời gian dài, một người tự xưng là tội phạm thật sự gửi tiểu thuyết đến một nhà xuất bản tạp chí hằng tuần. Nghi phạm là Shirota, một sinh viên đại học. Nội dung cuốn tiểu thuyết không được phép tiết lộ, có nghĩa là chỉ có Shirota và phía cảnh sát biết được. Khi ban biên tập tạp chí yêu cầu phỏng vấn Shirota trên Internet, người này trả lời như sau:
Thủ phạm lại biến mất rồi !
Điều này có nghĩa là sao?
Tên tội phạm không được tìm thấy, số tiền 300 triệu Yên kia đã được phi tang như thế nào?
Số tiền lớn như vậy, nếu sử dụng sẽ tra ra ngay.
Từ sau vụ việc, rất nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh được truyền cảm hứng ra đời. Tuy nhiên không có tác phẩm nào gần với sự thật.
Đến tận bây giờ, đó vẫn là một bí ẩn lớn trong lịch sử tội phạm Nhật Bản.
Kengo Abe