Kamikiri sân khấu – Đằng sau nụ cười là nỗi đau của một loại hình nghệ thuật đang dần biến mất

Vì Nhật Bản từng có chính sách đóng cửa biên giới, không giao lưu với nước ngoài trong nhiều năm, Nhật Bản hình thành được rất nhiều yếu tố văn hoá độc đáo, sau đó được truyền bá khắp thế giới.
Mặc dù vậy, khi đất nước mở cửa, quá trình Tây hoá khiến nhiều yếu tố văn hoá truyền thống đặc trưng dần biến mất.
Một trong số đó là nghệ thuật cắt giấy Kamikiri theo mô hình sân khấu mà tôi sẽ giới thiệu trong bài hôm nay.
Hãy cùng xem Video để quan sát trực quan quá trình tạo ra một tác phẩm Kamikiri.

Đầu tiên nghệ nhân lắng nghe yêu cầu của khách hàng, sau đó sẽ đưa những đường kéo trên giấy với tốc độ chóng mặt. Vừa làm họ vừa trò chuyện cùng khách hàng để họ không thấy nhàm chán.

Ảnh https://www.tokyo-np.co.jp/article/7366

Nếu có khách hàng yêu cầu vô lý, nghệ nhân không cố gắng làm theo mà sẽ “bẻ lái” một chút sao cho tác phẩm nằm trong khả năng thực hiện nhưng vẫn làm hài lòng khách hàng.
Ví dụ nếu có đứa trẻ yêu cầu cắt một nhân vật Anime mà nghệ nhân không biết, người này sẽ đùa giỡn bằng cách gảy một đoạn nhạc truyền thống trên Shamisen và khiến cả hội trường cười ồ.
Kamikiri không chỉ là vấn đề tạo ra những tác phẩm cắt giấy đẹp mắt, mà còn thể hiện khả năng ngẫu tác của người nghệ nhân.

Có rất nhiều tác phẩm cắt giấy ở châu Âu và những vùng khác nhau trên thế giới, thế nhưng sự độc đáo chỉ có trong nghệ thuật Kamikiri của Nhật chính là khả năng gây cười.
Mục đích cũng hoàn toàn khác biệt.

Mục đích của Kamikiri là tạo ra quà lưu niệm cho khách hàng, do đó mà trước kia, đây là môn nghệ thuật rất được trẻ em yêu thích, thường được phát sóng trên TV vào đêm Giao thừa.

Tuy nhiên định hướng của các chương trình truyền hình hiện giờ đã thay đổi so với ngày xưa, những chương trình quảng bá truyền thống văn hoá lâu đời dần trở nên ít phổ biến.

Đó là lý do mà ngay cả Kamikiri theo lối nghệ thuật sân khấu vẫn tạo cảm giác cũ kỹ và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với giới trẻ.

Thêm nữa là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Tình hình lây nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhà hát đang phải đóng cửa. Không chỉ Kamikiri mà rất nhiều loại hình sân khấu ở trong tình trạng tồi tệ.

Không có hoạt động đồng nghĩa với không có lợi nhuận. Không có lợi nhuận không thể thu hút được nhiều người mới đến với môn nghệ thuật này.

Không riêng gì Kamikiri mà rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật cũng có khả năng biến mất trong tương lai gần.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: