Phát triển hệ thống cho thuê hoàn hảo từ thời Edo, thảo nào người Nhật ngày nay cái gì cũng cho thuê được

Đi kèm với Telework, nhiều người bắt đầu quen với cuộc sống ở nhà, hạn chế ra đường. Do đó mà thời gian rảnh cũng nhiều hơn.

Vào lúc rảnh, nhiều người thường thuê băng đĩa về xem để giải khuây. Ngoài ra dịch vụ xem phim đăng ký trên các ứng dụng như Netflix cũng là một dạng dịch vụ cho thuê.

Theo bạn người Nhật xưa có hình thức giải trí này không? Câu trả lời là có.
Từ thời Edo đã tồn tại dịch vụ cho thuê, hình thức đầu tiên là Kashihonya (cho thuê sách) được tổ chức vô cùng chặt chẽ.

Thời Edo, nhà dân chủ yếu được làm bằng gỗ dễ bắt lửa, nguy cơ hoả hoạn rất cao, bởi vậy người dân cũng không có thói quen chứa đồ trong nhà.
Do đó mà cái gì họ cũng đi thuê, từ ấm nước, đệm ngủ, thậm chí cả đồ lót nữa đấy.

Thêm nữa diện tích nhà rất nhỏ, cả gia đình sống cùng nhau trong 1 phòng, do đó sẽ tiết kiệm diện tích hơn nếu họ đi thuê những món cần thiết.

Mặt khác, dù người Nhật thời Edo cũng có văn hoá đọc sách, nhưng khi đó, sách chỉ dành cho tầng lớp trí thức như Samurai hay Phật tử. Đa số sách đều là sách học thuật hoặc tôn giáo.

Ảnh https://www.nijl.ac.jp/koten/learn/post-1.html

Thế nhưng qua thời gian, dần xuất hiện các loại sách ảnh, truyện kinh dị, tiểu thuyết, truyện hài,… vào giữa thời Edo. Với những loại sách này người bình thường chỉ cần biết chữ cũng có thể đọc, và từ đó bùng nổ văn hoá đọc sách.
Tuy nhiên thay vì in sách như công nghệ hiện nay, người ta dùng mực ấn chữ xuống bảng gỗ, do đó không thể sản xuất số lượng lớn vì giá thành sẽ cao hơn.
Từ đó dịch vụ cho thuê bắt đầu.
Thậm chí không cần đến cửa hàng cũng có thể thuê được sách.

Ảnh https://edo-g.com/blog/2016/07/bestsellers.html

Một người sẽ mang theo sách đi lại trên đường phố và rao. Nếu bạn là người hay thuê sách, họ sẽ quen mặt bạn, biết “khẩu vị” đọc sách của bạn và giới thiệu cho bạn những quyển phù hợp.
Giống như tính năng giới thiệu sản phẩm phù hợp của amazon vậy !

Về điểm này hệ thống thuê sách ngày xưa có vẻ tiện lợi hơn. Bạn sẽ nghe nhận xét trực tiếp về quyển sách và phán đoán mức độ phù hợp, thay vì đọc thật nhiều review (có cái chưa chắc đã là thật).

Ngoài ra với hình thức đến cửa hàng để thuê xuất hiện sau này, sau khi xem xong khách phải quay lại cửa hàng để trả. Trong khi đó, với hình thức thuê sách thời Edo, chỉ cần đưa sách cho người đi rao là được.

Một người đi rao như vậy có khoảng 200 khách hàng, và họ nắm rõ 200 sở thích khác nhau. Quả là một tay Sale chính hiệu nhỉ !!!

Không thể ngờ từ thời Edo mà họ đã có những ý tưởng vượt tầm thời đại như thế !

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: