“Những đứa trẻ” kỳ lạ ở Nhật và dự đoán về một “con thuyền” sẽ chìm vì bài toán dân số

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có số lượng thú cưng nhiều hơn trẻ em. Số lượng chó mèo ở Nhật Bản lần đầu tiên vượt qua số trẻ em vào năm 2003. Đến năm 2018, quốc gia này chỉ có 17 triệu trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng gần 20 triệu thú cưng chó mèo.

Tỷ lệ sinh giảm, nhiều hộ gia đình quyết định không có con, thay vào đó, họ nuôi thú cưng.

Ảnh https://grapee.jp/en/163674

Cách giải thích này có vẻ sáo mòn nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan trực tiếp trong sự giảm tỷ lệ sinh và sự tăng tỷ lệ người sở hữu thú cưng.

Trước kia, các gia đình mua thú cưng để làm bạn với con cái của họ. Ngày nay, đa phần người nuôi thú cưng là người độc thân, những cặp vợ chồng không có con hoặc người lớn tuổi.

Thế nhưng hầu hết các thành phố ở Nhật không phải địa điểm lý tưởng để nuôi thú cưng. Tokyo là thành phố đông dân, với các không gian xanh như công viên chỉ chiếm 3% diện tích. Điều này cũng đồng nghĩa với những căn hộ với kiến trúc hạn chế không gian, và điều này chỉ làm tăng thách thức với những ai muốn sở hữu thú nuôi, đặc biệt với chó.

Ảnh https://grapee.jp/en/163674

Thế nhưng thách thức này không làm khó được những cư dân thành thị với ước muốn nuôi thú cưng để khoả lấp sự cô đơn của họ. Xu hướng là chọn những giống chó nhỏ như Chihuahua, dachshun mini hay toy poodle. Những giống này chiếm khoảng một nửa lượng chó con được bán ở Nhật.

Không những phù hợp về kích thích, những chú cún nhỏ này còn đảm bảo được độ dễ thương. Trào lưu nuôi chó mini bắt đầu từ một quảng cáo thương mại vào năm 2000, với hình ảnh chú Chihuahua đáng yêu.

Kể từ sau sự bùng nổ phong trào nuôi chó mini, vị trí của loài chó ở Nhật cũng thay đổi. Cho đến khoảng ba mươi năm trước, có rất ít chó cảnh ở Nhật Bản, hầu hết chó được nuôi ở sân vườn. Sau đó, chúng dần được xem như thành viên chính thức trong gia đình, được sống chung với chủ nhân.

Ảnh https://www.petfoodindustry.com/articles/8807-japan-pet-industry-prepares-for-new-regulations

Theo khảo sát hàng năm của Hiệp hội Thức ăn Vật nuôi Nhật Bản về chủ sở hữu vật nuôi, từ năm 2004 đến năm 2017, tỷ lệ chủ sở hữu luôn giữ vật nuôi trong nhà đã tăng từ 60% lên 84% đối với người nuôi chó và 72% lên 86% đối với người nuôi mèo.

Để so sánh, chỉ có khoảng 10% số mèo ở Anh được cho là có thể sống trong nhà vĩnh viễn (mặc dù con số này có xu hướng tăng lên do hành vi bắt cóc vật nuôi).

Tại sao những người nuôi thú cưng ở Nhật lại không muốn cho “đứa con yêu quý” của họ ra ngoài? Lý do vì không muốn làm phiền người khác.

Tuy nhiên cũng có nguyên nhân đến từ chính vật nuôi. Chúng sợ hãi thế giới bên ngoài, hoặc thoả mãn với cuộc sống hiện tại. Người Nhật rất yêu trẻ con, nhưng họ cưng chiều thú nuôi hơn trẻ. Thú cưng ở Nhật có thể ăn cùng bàn với chủ ở một số nhà hàng, có Menu riêng, thậm chí có cả Onsen dành riêng cho thú cưng.

Ảnh https://alicegordenker.wordpress.com/2012/04/17/pampered-pets/

Trong 30 năm qua, vô số cuộc khảo sát đã được thực hiện ở Nhật Bản để tìm ra xem có bao nhiêu người ít quan tâm đến việc sinh con hơn nuôi thú cưng. Họ nhận thấy rằng hai yếu tố chính khiến con số này gia tăng là chi phí nuôi dạy một đứa trẻ và tâm lý lo lắng nói chung mà mọi người nhìn thấy ở tương lai. Vật nuôi của Nhật Bản dường như là đối tượng vô tình được hưởng lợi từ tình trạng khó chịu này. Hàng triệu người làm việc ở Nhật thấy mình quá nghèo để nuôi một gia đình tuy nhiên họ vẫn cần một chỗ để chi tiêu thu nhập của họ. 

Ở Hàn Quốc, nơi tỷ lệ sinh thậm chí còn cao hơn Nhật Bản, Chính phủ đã cảnh báo rằng trừ khi người dân thay đổi quan niệm về việc sinh con, còn không dân tộc Hàn Quốc sẽ biến mất trong khoảng 750 năm nữa.
Nhật Bản đang “ngồi trên cùng một con thuyền”, và khi con thuyền này đi xuống, những vật nuôi kia không còn cách nào khác là chìm theo chủ nhân của chúng.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: