Câu chuyện mỹ nhân kế thời Chiến quốc, Wakasa liều mình cứu cha, bảo vệ đất nước

Năm 1573, người Bồ Đào Nhà đến Tanegashima, Kagoshima. Họ giới thiệu với người Nhật súng một cách thân thiện, và chỉ ra sức mạnh của loại vũ khí này.
Đương nhiên với người Nhật lúc này, súng là một thứ rất phi thường, ai nấy đều ngạc nhiên.

Ảnh https://mag.japaaan.com/archives/137370

Đây chính là bước khởi đầu của kế hoạch thuộc địa hoá các quốc gia khác của Bồ Đào Nha. Giả vờ thân thiện, thể hiện sự khác biệt về lực lượng vũ trang, truyền bá tôn giáo,… Súng và Cơ đốc giáo là hai công cụ dùng vào mục đích đồng hoá dân tộc như vậy.

Nhật Bản cũng là một trong những đối tượng của Bồ Đào Nha, thế nhưng dù bước đầu có vẻ thuận lợi, kết cục Bồ Đào Nha lại không thể “đụng” đến Nhật Bản.

Sau đó người Nhật đã có thể tự sản xuất súng, thậm chí cải tiến để có hiệu suất cao hơn súng của châu Âu. Thậm chí người Nhật còn sản xuất súng hàng loạt, có thời một nửa số súng trên thế giới được trang bị cho các lực lượng vũ trang đều do Nhật sản xuất.
Tóm lại, cuộc đồng hoá của Bồ Đào Nha ở Nhật hoàn toàn thất bại.

Tại sao sự tình lại ra như vậy?

Thực ra có sự can thiệp của phụ nữ, trong một âm mưu mỹ nhân kế do người Nhật bày ra.
Tanegashima Tokitaka là lãnh chúa cai trị vùng đất, đã mua 1 khẩu súng từ người Bồ Đào Nha. Mức giá trên 1 triệu USD nếu quy đổi ra đơn vị tiền tệ hiện tại. Đó là một mức giá trên trời, nhưng để sở hữu khẩu súng không còn cách nào khác là phải mua.

Sau đó lãnh chúa vô cùng tự tin, đã giao cho Koshiro Shinokawa Hideshige cùng một thợ rèn kiếm là Kiyosada Yaita Kinbei mô phỏng khẩu súng.

Koshiro nhận nhiệm vụ phát triển khách hàng, còn Kinbei cải tiến khẩu súng.

Thế nhưng Kinbei được lệnh không được tháo rời khẩu súng. Tất nhiên rồi, một món đắt giá như vậy, ngộ nhỡ tháo ra rồi không phục chế lại như trước nữa thì đúng là chuyện lớn. Ngay cả khi người thợ đã giải thích rằng nếu không nhìn được bên trong không sao chép được, mệnh lệnh vẫn là mệnh lệnh.

Để vượt qua chuyện này chỉ có một cách, đó là làm liều…

Kinbei xoay xở mô phỏng khẩu súng, bề ngoài không khác gì hàng thật. Khi thuốc súng được làm xong, ông quyết định bắn thử.

Một âm thanh váng trời vang lên, nhưng tiếc là đạn không bay về phía trước, và súng bị gãy.
Có vẻ phần đáy nòng không đủ mạnh.

Kinbei lại tiếp tục lo lắng. Không thể tháo rời hàng mẫu, cũng không có tiền để mua một cây khác để thử tháo lắp.
Rắc rối to rồi đây…

Kinbei có một người con gái là Wakasa lúc này 17 tuổi, nhìn thấy cha suốt ngày lo lắng trăn trở, đã nói với ông rằng:

“Cha ơi, con sẽ hỏi về bí mật của khẩu súng cho cha”.

Kinbei vô cùng bất ngờ

– Con hỏi ai cơ?
– Thì cái người Bồ Đào Nha đấy !
– Nhưng con có quen người ta đâu?
– Cần gì quen, tạo quan hệ là được mà.

Wakasa lên kế hoạch làm vợ vị sứ giả Bồ Đào Nha để khám phá bí mật khẩu súng. Nếu ngộ nhỡ người này cũng không biết? Không sao, có thể nhờ người này hỏi người có hiểu biết là được.
Dù Kinbei khuyên nhủ thế nào, lòng Wakasa đã quyết.

Ảnh http://shisly.cocolog-nifty.com/blog/2011/02/post-4823.html

Kết quả là, Wakasa kết hôn với người Bồ Đào Nha vào năm 1543, sử dụng thủ thuật của riêng mình để tìm ra bí mật chế tạo súng rồi kể cho cha nghe.

Đúng là một cái bẫy mỹ nhân kế hoàn hảo.

Bí mật chế tạo súng nằm ở ốc vít. Được biết, các loại súng Made in Japan được sản xuất bằng công nghệ vít đầu tiên có khả năng bắn rất tốt.

Mặt khác, Wakasa, đóng vai trò gián điệp trở về nhà bình yên vào năm 1544 tức năm sau. Cô giả vờ gặp cơn bạo bệnh rồi qua đời. Trong lễ tang, người chồng Bồ Đào Nha kia không hề rơi một giọt lệ. Không rõ vì ông ta biết mình bị lừa, hay chỉ xem cô vợ người Nhật kia là nô lệ.

Bí mật về công nghệ vít mà Wakasa đem về đã vừa giúp Nhật Bản chế tạo thành công súng, vừa bảo vệ quốc gia này khỏi bị xâm lược.

Kế hoạch của Wakasa đương nhiên rất liều lĩnh. Cô đã xả thân mình để bảo vệ cha mình, và cả đất nước.

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: