Địa ngục dưới góc nhìn của những tác phẩm hội hoạ thời Meiji
Hầu hết các nền văn hóa đều có niềm tin vào thế giới bên kia, nơi những người đã mất ở thế giới này tiếp tục cuộc sống của họ.
Người Nhật cũng không ngoại lệ. Điều này đã được chứng minh thông qua những bức tranh cuộn được tìm thấy trong lịch sử. Chủ thể trong tranh thể hiện suy nghĩ về địa ngục – một trong những nơi mà họ tin rằng con người sẽ tới đó sau khi chết đi.
Jigoku Emaki (cuộn tranh mô tả về địa ngục) được vẽ bởi các nghệ sĩ Nhật Bản qua nhiều thế kỷ, hầu hết mô tả địa ngục là một nơi đáng sợ, nơi sinh sống của những người đã phạm tội lỗi không thể tha thứ khi còn sống. Nhưng một trong số đó, được cho là được vẽ vào đầu thời kỳ Meiji, lại cho thấy một cách nhìn khác về địa ngục.
Mặc dù tranh vẫn mô tả địa ngục là một nơi dưới lòng đất, chỗ ở của quỷ và những kẻ khốn khổ đã qua đời. Thế nhưng biểu cảm trên khuôn mặt các nhân vật trong tranh lại khá…dễ thương.
Cuốn tranh hiện có sẵn toàn bộ trên Cơ sở dữ liệu Kotenseki Sogo do Đại học Waseda điều hành.
Sacchan