Hokkaido áp dụng IT vào ngành chăn nuôi bò sữa
Hokkaido là địa phương có diện tích lớn nhất Nhật Bản. Được thiên nhiên ban cho đất đai trù phú, nơi đây có nền nông nghiệp rất phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi. Trong đó có ngành chăn nuôi bò sữa.
Ảnh https://www.smartmagazine.jp/howto/article/15800/
Nhắc đến Hokkaido, trong đầu bạn hiện lên hình ảnh gì nhỉ? Cua, Nhím biển, sữa bò, phô mai hay khoai tây?
Việc nhiều người Nhật sẽ liên tưởng ngay đến thực phẩm khi nhắc đến địa phương này là minh chứng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi ở đây.
Chăn nuôi quy mô lớn, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa rất khó thực hiện ở vùng Honshu của Nhật do ít diện tích. Thế nhưng hình thức này đã có ở Hokkaido từ trước đó nhờ diện tích đồng bằng rộng lớn.
Tuy nhiên do thiếu hụt lao động mà tỉnh này phải nhờ đến sự hỗ trợ của IT.
Hãy cùng xem IT đã thay đổi cuộc sống của con người như thế nào, lần này trong ngành chăn nuôi bò sữa.
Top Farm Corporation là tập đoàn chăn nuôi bò lấy sữa lớn ở Nhật.
Ảnh https://www.frontgate.jp/2642?utm_source=im201201
Họ xây dựng 80 chuồng trại trên vùng đất rộng lớn và sở hữu khoảng 13,000 con bò. Toàn bộ trang trại chỉ có 60 nhân viên, do đó việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Để bò khoẻ mạnh cần phải cho ăn và dọn chuồng thường xuyên. Chưa kể bê con rất dễ ốm do thời tiết khắc nghiệt của địa phương. Bò trưởng thành với thân hình càng to lớn thì thể lực càng suy giảm, có con thậm chí không thể tự đứng lên được. Nếu cứ để như vậy chúng dễ bị tích khí trong dạ dày, trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, nếu không kiểm tra kỹ việc sinh sản khiến tỷ lệ thai lưu tăng lên, số lượng bò sẽ không đảm bảo.
Nhìn chung, việc chăm sóc đàn bò cần rất nhiều nhân lực, chưa kể với quy mô lớn. Thế nhưng số lượng nhân viên lại không đủ.
Đó chính là lý do cần sự can thiệp của AI.
Đàn bò được giám sát qua Camera cùng công nghệ phân tích hình ảnh bằng AI.
Nhờ đó mà dù số lượng nhân viên có hạn vẫn có thể phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của con bò. Ví dụ, bò cào đất bằng hai chân trước hoặc nằm trong thời gian dài là dấu hiệu nó sắp sinh.
Tuy việc chăm sóc vẫn do con người thực hiện, nhưng sự hỗ trợ của AI trong giám sát cũng khiến số lượng công việc giảm đáng kể.
Bằng cách này, trang trại ở Hokkaido lắp đặt Camera để có thể giám sát từng cá thể bò. Với 13,000 con bò, trung bình mỗi nhân viên sẽ giám sát 200 con. Ngoài ra họ đang cố gắng để tăng số lượng cảm biến kiểm tra sức khoẻ bò. Về mặt kỹ thuật, cảm biến không chỉ đo được nhiệt độ cơ thể mà còn có cảm biến Doppler
đo nhịp tim.
Dù ngành chăn nuôi bò sữa tưởng chừng không liên quan gì đến AI nhưng hoá ra lại được hỗ trợ rất nhiều.
Không chỉ ngành chăn nuôi bò sữa mà các ngành chăn nuôi khác cũng có thể áp dụng công nghệ này để kiểm tra sinh trưởng, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. AI có thể hữu ích với ngành đánh bắt cá bằng cách kiểm tra trạng thái chuyển động của cá từ thay đổi nhiệt độ nước.
Trước kia IT chỉ mang lại lợi ích cho một số ngành công nghiệp, nhưng dần dần, nó đã khắc phục được các nhược điểm và xâm nhập vào nhiều ngành nghề hơn.
Tôi hy vọng Việt Nam cũng sẽ áp dụng AI vào nông nghiệp để giảm sức ép lên người lao động.
Kengo Abe