Quốc gia “cao tuổi” nhất thế giới có phải Nhật Bản không?

Bạn có biết quốc gia của mình bao nhiêu tuổi không?
Ví dụ quốc gia có lịch sử lâu đời như Trung Quốc đã có lịch sử 4000 năm, do đó mà nền văn hoá rất phong phú.
Thế nhưng khi hỏi về tuổi đời của Trung Quốc phải tính từ ngày độc lập vào năm 1949. Vậy Trung Quốc mới chỉ khoảng 70 tuổi thôi.

Bởi lẽ mỗi quốc gia đều phải trải qua những sự chuyển đổi lớn và chịu ảnh hưởng bởi những hệ thống khác nhau. Hầu hết quốc gia và vùng lãnh thổ đều có lịch sử lâu đời, nhưng trải qua những cuộc đảo chính, tạo nên sự thay đổi trong cơ cấu quyền lực, chưa kể nhiều quốc gia rơi vào tình trạng bị chiếm đóng. Tóm lại tuổi đời của một quốc gia tính từ thời điểm độc lập.

Theo đó, Hoa Kỳ ra đời năm 1776, Pháp 1789, Hà Lan 1581, Nga 1991, Việt Nam 1945, Myanmar 1948, Campuchia 1953,…

Trong trường hợp Nhật Bản thì sao?

Ảnh http://yokoushijima.com/column/z_diary/kenkokukinen/

Theo cách tính tính này Nhật Bản đã 2681 tuổi.

Trong suốt thời gian này, Nhật Bản vẫn là Nhật Bản. Nước Nhật tuy thoát khỏi ách thống trị của thực dân, nhưng vẫn là nước thua trận. Vào thời điểm đó, Lực lượng Đồng Minh, chủ chốt là quân đội Hoa Kỳ đóng quân tại Nhật để kiểm soát. Thế nhưng kết quả là nước Nhật không bị kiểm soát, cũng không bị chia cắt.

Hoàng đế hiện tại là đời thứ 126. Nhiều người cho rằng trước kia Samurai mới là những người đứng đầu nhà nước, nhưng để được như vậy Samurai vẫn cần sự chấp thuận của Hoàng đế. Vì vậy, xét về cơ cấu quyền lực, Hoàng đế đứng đầu.

Hiện tại thì sao? Hiện tại, sau khi được chỉ định làm Bộ trưởng nội các trong Quốc hội, chỉ sau khi được Hoàng đế chấp thuận, người này mới có thể trở thành Thủ tướng.

Hoàng đế là biểu tượng của Nhật Bản, tuy không thể bác bỏ các chức vụ trong Quốc hội, nhưng ông có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu đất nước.

Tại sao các Samurai không lật đổ Hoàng đế để thực sự nắm giữ quyền lực? Tôi cho rằng điều này có thể được thực hiện vô cùng dễ dàng vì lực lượng vũ trang của bên Samurai hoàn toàn áp đảo. Ở nhiều quốc gia khác, Hoàng đế cũng bị cấp dưới lật đổ, thậm chí bị dân phế.

Thế nhưng người Nhật có một quan điểm rõ ràng, không lật đổ Hoàng đế, mặc dù quan điểm này cũng chỉ là cảm tính.

Sự thật trong lịch sử nước Nhật không tồn tại vị Hoàng đế nào lậm quyền, làm điều phi lý đến mức bị truất phế. Thế nhưng chỉ nhiêu đó không đủ thuyết phục để giải thích cho chế độ Hoàng đế tồn tại quá lâu ở Nhật.

Đó có lẽ cũng là bí ẩn lâu đời nhất của Nhật Bản.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: