Chuyện gì xảy ra khi võ sĩ Sumo “rơi khố” trên sàn đấu?

Ở Nhật có rất nhiều nét văn hoá độc đáo, một trong số đó là môn thể thao quốc gia Sumo.

Trong Sumo, hai võ sĩ thi đấu trên đấu trường hình tròn bằng đất cứng, và chỉ mặc mỗi một chiếc khố gọi là Mawashi.

Ảnh https://chigai-allguide.com/力士と関取/

Lịch sử của Sumo, vốn được phát triển từ một nghi lễ cho Thần linh, theo Thần thoại đã bắt nguồn từ Nhật Bản từ thời cổ đại.

Thế nhưng khi xem một trận đấu Sumo, đã bao giờ bạn nghĩ bên trong chiếc khố Mawashi là gì chưa? Ngộ nhỡ một bên kéo rớt Mawashi của đối phương, chẳng phải có hơi nguy hiểm sao?

Ngoài ra, Sumo còn được phát sóng trực tiếp trên NHK, đài truyền hình khắt khe về kiểm duyệt nhất ở Nhật Bản. Ngộ nhỡ có tai nạn “rớt khố” xảy ra ngay trên sóng truyền hình, có phải thảm hoạ không cơ chứ?

Nhìn trên hình bạn có thể thấy để có lực vật đối phương xuống, trên cơ thể chẳng còn chỗ nào khác để nắm ngoài chiếc khố cả.

Thực tế trong Sumo có một luật lệ quy định rõ việc này. Nếu một trong hai bên bị rớt khố sẽ bị xử thua “không sạch”. Vậy có tồn tại chiến thuật kéo rớt khố đối phương để dành chiến thắng không? Xin thưa là không, vì bên kéo rớt khố cũng sẽ bị xử thua tương tự.

Nếu vậy thì cả hai bên đều phải giữ chiếc khố của mình, và của cả đối phương trên cơ thể nhỉ.

Bạn nghĩ rằng tai nạn rớt khố lộ hàng hiếm khi xảy ra, nhưng thực tế lịch sử đã ghi lại hai lần kinh điển. Lần đầu tiên là vào năm 1917, gần đây nhất là năm 2000.

Mawashi là một mảnh vải dài 9m, được biết tinh thần thi đấu của võ sĩ sẽ tăng cao khi quấn khố thật chặt vào người. Tuy nhiên đồng thời khố cũng là vị trí đối thủ sẽ nắm giữ để vật người kia xuống nên chuyện rớt khố hoàn toàn có thể xảy ra.

Đương nhiên những người cố tình quấn khố lỏng lẻo cũng sẽ bị lên án.

Trong trường hợp của Chiyonofuji, một yokozuna (cấp bậc võ sĩ Sumo) nổi tiếng còn lưu lại trong lịch sử của thời đại Showa, anh ta là một người kỹ tính đến mức chưa bao giờ thấy Mawashi của anh ta không ở trong trạng thái ngay ngắn.

Ảnh https://www.esquire.com/jp/lifestyle/sports/g186510/lifestyle-sports-chiyonofijo16-0801/

Còn với những người không thắt chặt Mawashi. Trước hết người đó sẽ bị lộ hàng trên sóng truyền hình quốc gia, chịu thất bại thảm hại lưu danh lịch sử, do đó hãy luôn đảm bảo thắt chặt Mawashi trước khi lên sàn.

Trong tiếng Nhật, まわしを締めて (Mawashi o shimete) bên cạnh nghĩa đen là thắt chặt khố, còn có nghĩa “nhiệt tình lên nào”.

Hy vọng mỗi ngày mọi người đều có thể “thắt chặt chiếc khố” và hăng hái làm việc !!!

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: