Người trẻ Nhật Bản đứng lên ủng hộ Myanmar
Một cuộc đảo chính quân sự đã nổ ra ở Myanmar vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, đến nay tình hình hỗn loạn vẫn không suy giảm.
Người dân tiến hành những cuộc biểu tình ôn hoà, nhưng các vụ bắt bớ lần lượt xảy ra và đã bắt đầu có thương vong.
Vì cả quân đội và cảnh sát đều đứng về phe đảo chính, không có quyền lực nào bảo vệ người dân trong nước.
Họ không còn cách nào khác là tìm kiếm sự giúp đỡ từ nước ngoài.
Tuy nhiên, theo quy tắc quốc tế, một quốc gia không được xen vào vấn đề nội bộ của quốc gia khác, ngay cả việc giới thiệu lực lượng quân sự cũng không được phép.
Tất nhiên, nếu xảy ra xung đột lớn và nhiều người thiệt mạng, lực lượng của Liên hợp quốc và lực lượng của các nước phát triển sẽ can thiệp, nhưng Myanmar vẫn chưa đạt đến mức đó. Tình hình hiện tại là không có quân đội bên ngoài được phép xâm nhập.
Thế nhưng không phải nên hành động trước khi có nhiều thương vong xảy ra sao.
Myanmar là một quốc gia nằm cách xa Nhật Bản. Một đất nước mà nhiều người Nhật thậm chí không biết vị trí địa lý. Người Nhật nổi tiếng lãnh cảm, đặc biệt với những việc không liên quan đến cá nhân. Thế nhưng trong số đó vẫn có những bạn trẻ đứng lên ủng hộ người dân Myanmar.
Đó là những sinh viên khoa ngôn ngữ Miến Điện tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Các sinh viên này gắn bó với Myanmar đồng thời có rất nhiều bạn bè người Myanmar.
Hiện tại họ đang thu thập 5000 chữ ký trên Internet, đưa lên các nghị sĩ Nhật Bản và Bộ Ngoại giao nhằm thể hiện nguyện vọng của họ trong việc giải quyết vấn đề Myanmar.
Myanmar đã có chế độ độc tài quân sự trong thời gian dài. Trong số đó, quốc gia phát triển duy nhất mà Chính phủ nước này giữ quan hệ là Nhật Bản. Nhật Bản cũng gắn kết sâu sắc với chính quyền độc tài.
Nhật Bản rất coi trọng mối quan hệ với Myanmar. Từ năm 2018, Ichiro Murayama, người làm việc tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Myanmar từ năm 2011 được cử làm đại sứ. Thời gian này là quá lâu với 1 quốc gia. Kể từ khi ông Maruyama đàm phán với chính phủ độc tài, vai trò của Nhật Bản trong số các nước phát triển đã trở nên vô cùng lớn.
Nhật Bản có thể làm gì?
Đây là vấn đề có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với Myanmar mà còn đến quan hệ với Việt Nam và Philippines, những quốc gia, cũng như Nhật Bản, đang chịu nhiều thiệt hại do việc Trung Quốc “tiến ra đại dương”.
Lực lượng thể hiện tiếng nói của mình trước Chính phủ là những sinh viên, mầm non của đất nước. Tôi rất tự hào về họ.
Dù là vấn đề Myanmar hay sự bành trướng trên biển của Trung Quốc, kẻ thù số một vẫn là những kẻ thờ ơ.
Nếu ai đó đang phải gánh chịu hậu quả từ những hành động sai trái, đừng vì đó không phải là đất nước của mình mà im lặng.
Đây là hành động phi vũ lực duy nhất mà chúng tôi, công chúng có thể làm được.
Hãy cố lên, Myanmar !!!
Kengo Abe