Quốc gia “cuồng” yên tĩnh có hẳn Website định vị khu vực trẻ em ồn ào

Bạn sẽ cần những loại bản đồ như thế nào nhỉ? Bản đồ đường đi chi tiết là không thể thiếu cho người mù đường, bản đồ các nhà hàng, khách sạn chính là cứu tinh của dân du lịch,…

Nhưng với những người Nhật “cuồng” sự yên tĩnh, có lẽ họ sẽ cần một tấm bản đồ thể hiện những khu vực ồn ào để tránh xa.

Bản đồ Dorozoku thể hiện những khu vực có nhiều âm thanh trẻ em và cả tiếng người lớn tán gẫu trò chuyện.
Các thông tin được đăng tải đến từ 6000 điểm khác nhau trên toàn nước Nhật.

Đường dẫn Website

Một số phụ huynh cho biết họ khá thích trang Web này vì nó chỉ ra được những địa phương yên tĩnh để sinh sống, trong khi một số người khác tỏ ra thất vọng khi khu nhà ở của mình được liệt kê vào dù bản thân tự nhận thấy mình là hàng xóm kiểu mẫu.

Ảnh https://news.nicovideo.jp/watch/nw7185018

Trên trang Web cũng thể hiện một trung tâm chăm sóc trẻ em ở Tokyo. Theo Ashahi Shimbun, một người làm việc tại cơ sở cho hay “Chúng tôi không hề biết địa điểm này xuất hiện trên Website, chúng tôi đã mở cửa hoạt động trên 5 năm mà không nhận được lời phàn nàn nào”.

Người điều hành Website phát biểu, chống lại ý kiến cho rằng bản đồ chỉ thể hiện những khu vực đông trẻ em, chứ không phản ánh đúng thực trạng tiếng ồn.
“Tôi biết nhiều người có thể thấy bản đồ không công bằng. Nhưng thực tế có rất nhiều người gặp rắc rối liên tục với tiếng ồn và những vấn đề khác”.

Theo Norihisa Hashimoto, giáo sư danh dự về kỹ thuật môi trường âm thanh tại Học viện Công nghệ Hachinohe ở Đông Bắc Nhật Bản cho biết căng thẳng do dịch bệnh COVID-19 có thể biến những người dễ tính thành những kẻ khó ở để bảo vệ môi trường bình yên xung quanh họ.

Hashimoto cũng nói thêm những người đăng bình luận trên Website nên khoan dung hơn, bình tĩnh suy xét xem hành vi của người khác có thực sự phiền toái quá đà. Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên giám hộ con cái chặt chẽ để chúng không quá ồn ào ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Năm 2014, các nhà chức trách nhận định tiếng ồn do trẻ em chơi đùa không được xem là một dạng ô nhiễm âm thanh. Động thái này là một nỗ lực nhằm xóa bỏ các rào cản pháp lý trong việc xây dựng thêm các trung tâm chăm sóc trẻ em, cho phép cha mẹ chúng yên tâm gửi con cái để đi làm. Về lâu dài, việc này nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con và giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Nhật.

Ảnh http://www.asahi.com/ajw/articles/14159368

Thế nhưng quyết định trên đã gây ra rất nhiều tranh cãi, hàng loạt các phàn nàn được đưa ra nhằm ngăn cản việc xây dựng thêm các trung tâm chăm sóc trẻ em.

Vào năm 2012, cư dân phường Nerima ở Tokyo đã đệ đơn kiện đòi một trung tâm giữ trẻ phải bồi thường do tiếng ồn của trẻ. Những người khiếu nại viện dẫn một điều luật áp dụng cho vùng ngoại ô Tokyo cấm tiếng ồn vượt quá 45 decibel – chỉ lớn hơn một chút so với tiếng ồn ở thư viện.

Luật sau đó đã được sửa đổi để miễn trừ cho những đứa trẻ có độ tuổi nhỏ hơn, và khuyến khích cư dân tránh các tranh chấp không cần thiết.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: