“Ngày cảm tạ lao động” thực ra đã bị biến đổi bản chất từ một lễ hội bị quân Đồng minh xoá sổ sau Thế chiến
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều ngày lễ trên thế giới. Mỗi năm có khoảng 16 ngày lễ, và số ngày nghỉ đang tăng dần.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì người Nhật không chủ động xin nghỉ. Có thể vì môi trường làm việc khó xin nghỉ, hoặc vì bản thân họ không muốn nghỉ do sợ chồng chất công việc. Người Nhật không chủ động sử dụng ngảy nghỉ phép có lương, do đó Chính phủ phải tăng số ngày nghỉ để khuyến khích người lao động nghỉ ngơi.
Vậy những ngày nghỉ được thêm vào như thế nào? Đây là một vấn đề khó hiểu.
Trong đó có nhiều ngày lễ đã có từ xa xưa, nhưng không phải người dân nào cũng thực sự hiểu ý nghĩa của nó.
Ví dụ như ngày 23 tháng 11 là ngày cảm tạ Lao động.
Ngày cảm tạ Lao động có phải là ngày cảm ơn những người đã lao động vất vả không? Từ ngữ có phần khó hiểu nhỉ.
Thực ra cái tên này được đặt để che giấu bản chất thật sự là một lễ hội rất quan trọng với người Nhật.
Tên của lễ hội này là 新嘗祭 (Niinamesai).
Nếu là người hiểu biết nhiều về văn hoá Nhật Bản chắc đã từng nghe qua về cái tên này rồi nhỉ. Thế nhưng dù đã biết qua chưa hẳn thực sự hiểu được ý nghĩa.
Niinamesai là lễ dâng gạo, muối, rượu mới lên Thần linh. Lễ được tổ chức tại các Đền thờ trên toàn quốc, tập trung vào Hoàng gia.
Ảnh https://www.sankei.com/region/news/181124/rgn1811240011-n1.html
Thế nhưng lễ hội này đã bị quân Đồng minh xoá bỏ sau chiến tranh. Thay vì khiến cho ngày này biến mất vĩnh viễn, họ thay tên gọi thực sự bằng “ngày cảm tạ lao động”, làm biến đổi ý nghĩa một cách tinh vi.
Tại sao phải che giấu ý nghĩa thực sự của lễ hội bằng một cái tên khác?
Bởi lẽ sự ra đời của Niinamesai có liên quan đến một Thần thoại Nhật Bản.
Ở một nơi gọi là Takamagahara, nơi Thần ngụ, trung tâm các vị Thần Amaterasu Omikami đã trao lại cho cháu trai của mình Ninigi-no-Mikoto 3 từ:
1. Tenjomukyu
Tạo nên một thiên đường trên trái đất, tập trung vào vai trò của Hoàng đế. Nếu làm được như vậy, quốc gia sẽ có được thịnh vượng vĩnh cửu.
2. Hokyo Hosai
Hãy coi chiếc gương (một trong những báu vật thiêng liêng của hoàng tộc) như ta (ám chỉ Thần Amaterasu Omikami) và tôn thờ nó.
Sau đó hãy nhìn lại bản thân, nhìn lại những gì mình đang làm, giữ lấy tấm lòng trong sạch, đúng mực, chân thành.
3. Inaho Saiba
Trồng lúa trên mặt đất, người dân chung sống với nhau hoà bình, hạnh phúc.
Để thực hiện trọng trách được giao phó, Ninigi-no-Mikoto đã hạ phàm, chuẩn bị quá trình xây dựng nên lịch sử quốc gia Nhật Bản bắt đầu từ đời Hoàng đế Jimmu, thế hệ thứ sáu, nước Nhật được thành lập vào năm 660 trước Công nguyên.
Câu chuyện lập quốc nơi lịch sử và thần thoại lẫn lộn với nhau có lẽ chỉ tồn tại ở Nhật Bản mà thôi.
Người dân khi đó sống theo chủ nghĩa hoà bình giản đơn.
Cả 3 tôn giáo lớn trên thế giới đều có chung ý tưởng về ngày tận thế, và tận dụng nỗi sợ về sự kết thúc của kỷ nguyên loài người. Nhưng trong Thần thoại Nhật Bản không tồn tại khái niệm này.
Kể từ thời điểm lập quốc trong Thần thoại đến nay đã là năm 2681. Mốc thời gian này vẫn đang được tranh luận.
Mục đích của Lực lượng Đồng minh khi xoá sổ lễ hội này để người dân quên đi tư tưởng về một thiên đường trên mặt đất tập trung vào vai trò của Hoàng đế, nhằm dễ quản lý.
Họ đã thành công vì rất nhiều người Nhật chúng tôi không hề biết đến sự tồn tại của Niinamesai và triết lý liên quan đến sự hình thành nước Nhật. Không những thế chương trình giáo dục đã bị thay đổi, đồng thời một phần văn hoá cũng bị chôn vùi.
Ảnh https://ameblo.jp/kamisamano-ouchi/entry-12231129916.html
Thế nhưng hiện tại Nhật Bản đã là một quốc gia độc lập.
Vì lý do này mà có một phong trào yêu cầu “làm sống lại” lễ hội Niinamesai.
Người Nhật đang dần tìm được lại cội nguồn của mình chăng !
Kengo Abe