Vì cứu những con mèo bị bỏ rơi, người đàn ông ở lại vùng nhiễm phóng xạ Fukushima

Câu chuyện về người đàn ông cứu những con mèo bị bỏ quên ở khu hạt nhân Fukushima

Có lẽ nhiều người chưa thể quên được thảm hoạ kép Fukushima diễn ra vào ngày 11/3/2011, cùng với sự mất mát to lớn và hệ luỵ mà nó để lại cho đảo quốc Nhật Bản.

Ảnh https://www.reuters.com/

Ông Sakae Kato kể lại, những người trên đảo Fukushima nhanh chóng tháo chạy khỏi phóng xạ rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân gần đó, còn ông thì quyết định ở lại để giải cứu những chú mèo bị bỏ rơi.

Tuy rằng ông đã từng là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, điều ông mong ước là “ở đây để chăm sóc con mèo cuối cùng, sau đó chết”.

Cho đến nay, Sakae Kato đã chôn 23 con mèo trong khu vườn của mình, những ngôi mộ gần đây nhất bị xáo trộn vì lợn rừng. Hiện ông vẫn đang chăm sóc 41 chú mèo khác.

Ảnh https://www.reuters.com/

Ông Sakae Kato để thức ăn cho mèo hoang trong nhà kho, ngoài ra ông cũng từng giải cứu một chú chó có tên Pochi. Không có nước sinh hoạt, ông phải đổ đầy nước vào chai từ một con suối trên núi gần đó hoặc lái xe đến nhà vệ sinh công cộng.

Người đàn ông 57 tuổi cho biết, cú sốc vì nhìn thấy nhiều vật nuôi chết trong những căn hộ bỏ hoang đã giữ chân ông ở lại.

”Tôi không muốn đi, tôi thích sống ở những ngọn núi này”, ông nói khi đứng trước của nhà, nơi chỉ được phép thăm nom nhưng không được ngủ trong đó.

Ảnh https://www.reuters.com/

Cấu trúc căn nhà 2 tầng bằng gỗ đã tồi tàn, ván sàn mục nát chảy xệ, tấm tường và mái ngói ngăn mưa đã bị đánh bật bởi một cơn dư chấn động đất vào tháng trước. Sự điêu tàn khơi dậy những ký ức đáng sợ về trận động đất kinh hoàng vào ngày 11/3/2011, dẫn đến sóng thần và thảm hoạ hạt nhân.

”Ngôi nhà có thể sử dụng được thêm 2 hoặc 3 năm nữa”, ông Kato nói.

Việc khử trùng ở những cánh đồng gần nhà ông, đã báo hiệu rằng những dân cư khác sẽ sớm được phép quay trở lại.

Ông ước tính chi 7,000 đô la mỗi tháng cho những con vật cưu mang, một phần trong số đó để mua thức ăn cho chó và lợn rừng tập trung gần nhà vào lúc hoàng hôn. Mặc dù những người nông dân coi chúng là loài gây hại, và đổ lỗi cho chúng đã phá nát những căn nhà bỏ hoang.

Ảnh https://www.reuters.com/

Đáng tiếc, vào ngày 25/2 ông Kato bị cảnh sát giam giữ vì tình nghi thả những con lợn rừng bị mắc bẫy do chính phủ Nhật Bản đặt vào tháng 11.

Yumiko Konishi, một bác sĩ thú y đến từ Tokyo, người đã giúp đỡ ông Kato cho biết, các tình nguyện viên địa phương đang chăm sóc những con mèo trong khuôn viên nhà ông. Tuy nhiên 1 con đã chết kể từ khi ông bị giam giữ.

Cách nhà ông Kato khoảng 30km về phía Đông Nam, vẫn còn trong khu vực bị hạn chế. Dù nó trụ lại sau trận động đất và nhiều năm bị bào mòn bởi mưa gió, bão, tuyết.

Ảnh https://www.reuters.com/

“Tôi rất ngạc nhiên khi nó vẫn đứng vững”, người nông dân 67 tuổi đang trồng rau ở tỉnh Saitama gần Tokyo nói.

“Tôi có thể nhìn thấy đàn gia súc của mình trên cánh đồng từ đó,” cô nói khi chỉ tay về phía phòng khách, khung cảnh hiện bị chặn bởi rất nhiều tre.

Bà Unuma bỏ chạy khỏi nhà sau khi hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân của Tokyo Electric Power Co cách đó 2,5 km bị hỏng, và các lò phản ứng hạt nhân bắt đầu rò rỉ phóng xạ.

Chính phủ Nhật coi Fukushima là biểu tượng cho sự hồi sinh của quốc gia trong bối cảnh chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Tokyo, đang khuyến khích người dân quay trở lại vùng đất đã bị ô nhiễm.

Ảnh https://www.reuters.com/

Nhưng vì lo sợ nguy hại của nhà máy hạt nhân, việc làm và cơ sở hạ tầng kém đang khiến nhiều dân tránh xa nơi này.

Bà Unuma hiện là một nông dân trồng rau ở quận Saitama gần Tokyo, nơi chồng cô qua đời ba năm trước, cho biết bà sẽ không trở về nhà cũ, ngay cả khi Chính phủ đảm bảo sự an toàn của nơi đó.

Mức nhiễm phóng xạ xung quanh nhà của bà tại Fukushima hiện gấp khoảng 20 lần so với mức nền ở Tokyo. Bà cho biết không sợ động đất, nhưng lo ngại các lò phản ứng hạt nhân không an toàn.

Chỉ còn cách loại bỏ lõi phóng xạ của Fukushima mới khiến cho bà cảm thấy an toàn, một nhiệm vụ sẽ mất hàng thập kỷ để hoàn thành.

“Đừng bận tâm đến mối đe dọa từ động đất, những lò phản ứng đó có thể bị nổ nếu ai đó đánh rơi dụng cụ không đúng chỗ,” Unuma nói.

Thuý Vân
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: