Ranh giới mong manh giữa “cái ác cần thiết” và “cái ác tuyệt đối” là gì?
Ở Nhật Bản có một nhóm người gọi là Yakuza (giang hồ Nhật Bản). Một quốc gia với hình tượng hoà bình nhưng thực tế có rất nhiều Yakuza.
Nơi tôi sinh ra và lớn lên, quận Adachi có rất nhiều Yakuza. Sự tồn tại của những người này ở đó gọi là
“cái ác cần thiết”.
Một trong những ví dụ về “cái ác cần thiết” ở Nhật là Adauchi (trả thù).
Nhật Bản là quốc gia mà theo truyền thống, một số tội được công nhận một cách không chính thức. Ví dụ vào thời Samurai, việc giết người thậm chí được hợp pháp hoá.
Ảnh https://lineblog.me/kitamura_yukiya/archives/1822441.html
Nếu ai đó giết cha hoặc mẹ của một đứa trẻ, đứa trẻ ấy có quyền tìm giết kẻ sát nhân báo thù. Luật này cũng áp dụng với trả thù cho chủ nhân, không nhất thiết phải là người có quan hệ máu mủ.
Thậm chí Chính phủ đương thời còn cho phép hành động này một cách chính thức. Thế nhưng ở một xã hội mà giết người được hợp pháp hoá chắc chắn sẽ khiến người dân lo sợ, chính vì vậy Chính quyền cũng quy định rõ chỉ được báo thù 1 lần, tránh trường hợp căm phẫn, uất hận kéo dài mà tàn sát thêm nhiều người khác.
Sự tồn tại của Yakuza cũng được xem là “cái ác cần thiết”.
Nhiều người có thể nhầm lẫn Yakuza với mafia, nhưng Yakuza lúc ban đầu rất khác với mafia.
Trước hết, về cái tên Yakuza.
Yakuza là sự kết hợp của ba số 8, 9 và 3. Nghĩa gốc của 3 con số này bắt nguồn từ một loại bài ở Nhật giống với xì dách. Tổng số lá bài trên tay cao nhất sẽ dành thắng cuộc.
Ảnh http://static.hangame.co.jp/hangame/easy/oicho/teaser/
Khác với trong Blackjack, điểm cao nhất của bài này là 9, không tính điểm 10. Ví dụ lá đầu tiên của bạn là 8, bạn rút thêm con 9, có nghĩa tổng điểm của bạn là 7.
Thường thì đây là một số điểm khá mạnh do đó người chơi sẽ dừng rút bài. Bởi lẽ nếu rút phải con 3, số điểm của bạn sẽ là 10 (trở về 0).
Bởi vậy nên tổ hợp 8-9-3 là đại diện cho bản chất của Yakuza, những con người liều lĩnh, “được ăn cả ngả về không”, nhắm tới mục tiêu hàng đầu, không bao giờ biết dừng lại dẫu cho kết cục có mất trắng.
Khởi đầu của họ là một nhóm nhân viên chống đối công ty, sau đó họ làm những việc vi phạm pháp luật, đến cảnh sát cũng khó xử lý.
Tuy nhiên Yakuza cực kỳ thẳng thắn và đối xử tốt với người già, trẻ em và hàng xóm. Tuy ngoại hình đúng là có hơi đáng sợ…
“Cái ác cần thiết” đang dần biến mất”.
Cho dù những điều Yakuza làm không phải điều tốt, nhưng cũng không phiền đến những người đang sống đúng đắn. Họ trở thành “hình mẫu” để giới trẻ tránh xa.
Thế nhưng khi xã hội Nhật Bản nghiêm túc chấp hành luật lệ, giới Yakuza lại gặp khó khăn. Một số bắt đầu bán ma tuý, tống tiền, lừa đảo,…
Đến đây không còn là “cái ác cần thiết” nữa mà đã trở thành “cái ác tuyệt đối”.
“Cái ác tuyệt đối” gây hại cho xã hội vì những kẻ này chỉ ưu tiên lợi ích của bản thân.
Để hạn chế đối tượng này, cảnh sát chỉ còn cách “siết chặt” giới Yakuza.
Thế nhưng có một nghịch lý là nếu số lượng Yakuza giảm, số lượng tội phạm sẽ tăng. Tại sao? Bởi lẽ khi mất đi “gọng kìm” Yakuza, những tên tội phạm thực sự nguy hiểm và tổ chức Mafia nước ngoài sẽ “lộng hành”.
Nếu xem luật pháp là công lý thì sự tồn tại của Yakuza là xấu xa. Nhưng nếu hoàn toàn loại bỏ Yakuza, xã hội sẽ loạn.
Một kẻ nắm trong tay quyền lực có thể vừa là một “kẻ ác cần thiết” vừa là một “kẻ xấu xa tuyệt đối”.
Những người có quyền lực, ví dụ, quân đội, cảnh sát, và thậm chí cả các chính trị gia (phi vũ trang). Chủ tịch công ty cũng có quyền lực rất lớn đối với nhân viên.
Cũng phải nhận ra rằng mỗi người chúng ta đều nắm trong tay quyền lực.
Trong trường hợp của quân đội, họ có thể vừa là công lý vừa là ác ma.
Khi chiến tranh nổ ra, giết chết quân địch để đem lại thắng lợi cho đất nước là anh hùng, nhưng giết nhiều người mà bại trận thì mang tội ác chiến tranh.
Nếu luật “không giết người” cần được tuân thủ một cách tuyệt đối, không phải cả hai vế này đều nên bị xem là tội phạm sao?
Nhưng nếu kẻ bạn giết là quân xâm lược? Hoặc là tên sát nhân đã hãm hại người thân của bạn?
Nếu mọi tội ác đều là xấu, chúng ta chỉ đơn giản là loại bỏ nó. Thế nhưng xã hội không có trắng đen rõ ràng, đôi khi chúng ta cần đến cái ác để bảo vệ chính mình.
Nhưng khi một người thực hiện tội ác không để bảo vệ một ai cả mà chỉ để thoả mãn chính bản thân mình, người đó đã trở thành ác ma.
Bởi vì lẽ đó, kẻ mang trong người quyền lực, sức mạnh phải dùng nó để bảo vệ ai đó. Đó chính là ranh giới mong manh giữa “cái ác cần thiết” và “cái ác tuyệt đối”.
Kengo Abe