Các cặp vợ chồng bị buộc tội “phá hủy ý tưởng về gia đình của Nhật Bản”

Mari Inoue là một giáo sư tiếng Anh 34 tuổi ở Tokyo. Cô đã sống cùng với bạn trai Kotaro Usui cách đây 3 năm. Hai người không tổ chức lễ cưới.
Nguyên nhân không phải do đại dịch mà là một luật cổ xưa của Nhật Bản yêu cầu các cặp vợ chồng phải lấy cùng một họ.
Về mặt lý thuyết, một trong hai đối tác có thể từ bỏ họ của mình. Trên thực tế, hầu như đều là phụ nữ.

Ảnh https://www.bbc.com/news/world-asia-55472446

Inoue cho biết: “Tôi thấy điều này rất bất công. Chúng ta nên có sự lựa chọn để giữ lại họ cho cả hai”.
Chồng sắp cưới của cô ấy cũng đồng ý về đề nghị này. Anh đã cân nhắc việc đổi họ thành Inoue nhưng người trong gia đình anh không hài lòng. Usui nói: “Tôi không muốn làm bất kỳ bên nào phải buồn”.

Sáu năm trước, hai vụ kiện nhằm thay đổi quy tắc này đã thất bại. Những phong trào cải cách – như của cặp vợ chồng trên – chỉ mới phát triển.

Kể từ năm 2018, Naho Ida, một chuyên gia PR ở Tokyo, đã thực hiện thách thức thay đổi tư duy trong quốc hội, vận động các nghị sĩ ủng hộ việc giữ lại họ thông qua nhóm vận động Chinjyo Action.
Naho cho biết quy ước đặt tên này “giống như bằng chứng về sự phụ thuộc của phụ nữ”.

Ida trên thực tế là họ chồng cũ của Naho. Khi kết hôn vào những năm 1990, chồng cô nói rằng anh ta cảm thấy xấu hổ nếu bản thân là người đổi họ. Cả gia đình nhà chồng và bố mẹ ruột đều đồng ý việc Naho đổi họ thành Ida. Cô cho biết “Tôi cảm giác mình đánh mất bản thân vì cái họ mới”.

Ảnh https://www.bbc.com/news/world-asia-55472446

Dấu hiệu thay đổi nhưng liệu có phải như vậy?

Sự xuất hiện của Yoshihide Suga với tư cách là Thủ tướng mới của Nhật Bản vào năm ngoái đã nhanh chóng làm dấy lên hy vọng đối với các nhà hoạt động như Naho, vì ông công khai ủng hộ việc giữ lại họ.
Nhưng vào tháng 12, Chính phủ đã từ bỏ các mục tiêu về trao quyền cho phụ nữ bằng một kế hoạch bình đẳng giới nhỏ hơn và bỏ qua vấn đề đổi họ.

Việc đổi họ “có thể phá hủy cấu trúc xã hội dựa trên các đơn vị gia đình”, Sanae Takaichi, một cựu bộ trưởng, cảnh báo vào thời điểm đó.

Mới tuần trước, Bộ trưởng trao quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới mới được bổ nhiệm của Nhật Bản, Tamayo Marukawa, cho biết bà phản đối sự thay đổi pháp lý cho phép phụ nữ giữ tên khai sinh.

Linda White, giáo sư về Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Middlebury, Mỹ cho biết: “Một người phụ nữ không muốn lấy họ nhà chồng sẽ phá vỡ toàn bộ ý tưởng về gia đình”.

Vấn đề bản sắc

Izumi Onji, một bác sĩ gây mê ở thành phố Hiroshima, đã thực hiện một bước đi khác thường là ly hôn với chồng để lấy lại đầy đủ cái tên. Ở Nhật, đây được gọi là “ly hôn trên giấy tờ” vì họ vẫn sống với nhau sau đó.

Giải thích cho hành động này, Izumi Onji cho biết: “Đó là tôi. Đó là danh tính của tôi”.

Ảnh https://www.bbc.com/news/world-asia-55472446

Bên cạnh đó cũng có nhiều phụ nữ khác quyết định đổi họ, bởi bản thân họ cho rằng việc này giúp gia đình thống nhất hơn.

Quyền tự do lựa chọn

Tuy nhiên, ngay cả những người phụ nữ chọn đổi họ cũng đồng ý rằng không nên sử dụng truyền thống để kìm hãm sự lựa chọn.

“Mọi người nên có quyền chọn họ của mình” Mihiko Sato (không phải tên thật), người đổi sang họ chồng vì cảm thấy đây là lựa chọn tự nhiên để tạo thành một gia đình cho biết.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: