Đã 10 năm – Nỗi ám ảnh với trận động đất vẫn còn dai dẳng
Ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Đó là thời điểm kinh hoàng mà đến hiện tại người Nhật vẫn không thể quên được. Một trận động đất lớn đã gần như “huỷ diệt” từ vùng Tohoku đến vùng Kanto, đi kèm đó là sóng thần đánh vào Tohoku gây ra tai nạn nhà máy điện hạt nhân.
Ảnh https://www.businessinsider.jp/post-197813
Vì Nhật Bản là quốc gia thường xuyên xảy ra động đất, kiến trúc nhà cửa ở đây rất vững chắc và khó sập, do đó hầu hết thiệt hại đều do sóng thần gây ra.
Với sóng thần cao 40m, không có phương pháp xử lý, ngay cả khi có dự báo trước thì thiệt hại không thể tránh được.
Từ sau trận động đất lịch sử này, số động đất ở Nhật gia tăng, cụ thể gấp 1,5 lần so với trước đây.
Gần đây nhất một trận động đất lớn xảy ra ngoài khơi tỉnh Fukushima vào đêm ngày 13 tháng 2 năm 2021, gây ra các vấn đề như mất điện trên diện rộng, mặc dù không gây sóng thần.
Trên thực tế, có vẻ như trận động đất này có liên quan đến trận động đất 10 năm trước.
Quá trình động đất chia làm 2 giai đoạn: chấn động chính và dư chấn. Động đất xảy ra do các mảng kiến tạo bên trong lòng đất va chạm với nhau.
Ảnh http://www.sourakuchubu119-kyoto.jp/zisin/zisin.sikumi1.html
Hãy tưởng tưởng Nhật Bản ở bên trái, và phía bên phải là Thái Bình Dương. Các mảng kiến tạo trên bề mặt trái đất di chuyển chậm và hình thành nên các lục địa. Trong trường hợp nước Nhật, mảng kiến tạo phía biển di chuyển với tốc độ 7-8cm mỗi năm bên dưới quần đảo Nhật Bản.
Mảng kiến tạo không phải mặt phẳng mịn mà có nhiều chỗ nhô. Những chỗ nhô này va chạm với nhau gây ra chấn động, đó là động đất.
Vì nước Nhật nằm ở vị trí bị bao vây bởi nhiều mảng kiến tạo, nên thường xuyên xảy ra động đất tại ranh giới này.
Sau khi va chạm mạnh, những mảng bị bóp méo không thể quay trở lại trạng thái ban đầu 100%, đó là lý do những dư chấn nhỏ xảy ra. Trận động đất ban đầu là chấn động chính, các chấn động tiếp theo được gọi là dư chấn.
Thông thường dư chấn sẽ ít nghiêm trọng hơn chấn động chính, nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Trận động đất vào tháng 2 năm 2021 gần đây có dư chấn mạnh hơn chấn động chính nếu xét về độ rung chuyển.
Những công việc tái thiết không có hồi kết.
Người ta cho xây một bức tường bảo vệ thành phố khỏi sóng thần.
Ảnh https://www.huffingtonpost.jp/2017/03/11/kesennuma-city-311_n_15291180.html
Bức tường này có chiều cao hơn 10 mét, thế nhưng nếu sóng thần cao 40 mét như sự kiện năm 2011, bức tường cũng trở nên vô dụng.
Chưa kể cảnh biển xinh đẹp cũng bị tường chắn mất.
Có nhiều bình luận cho rằng sống trên núi sẽ ít nguy hiểm hơn gần biển. Nhưng điều này là không thể, bởi nước Nhật bị bao quanh bởi biển, có rất nhiều người gắn liền với nghề cá và ngành chế biến thuỷ sản. Họ không thể đi đâu cả.
Giả sử di chuyển các cơ sở chế biến thuỷ hải sản lên núi, chi phí vận chuyển tăng khiến giá thành sản phảm cao hơn. Ngoài ra thời gian di chuyển gây ra các vấn đề về mức độ tươi sống.
Đó là một bài toán nan giải.
Các dư chấn sẽ kéo dài trong bao lâu?
Câu hỏi này vẫn chưa thể tìm ra đáp án. Kể cả khi dư chấn kết thúc, các mảng kiến tạo vẫn di chuyển, nên động đất chắc chắn sẽ lại xảy ra.
Người Nhật đã sống ở nơi khắc nghiệt này một thời gian dài. Mặc dù chúng tôi cũng rất cảm kích thiên nhiên đã ban tặng những khu suối nước nóng tuyệt vời, thế nhưng việc giải quyết động đất sẽ luôn là vấn đề muôn thuở.
Nếu bạn đến Nhật và gặp động đất, đừng hoảng loạn và sơ tán theo hướng dẫn xung quanh. Nếu sống ở gần biển hãy sơ tán đến những nơi cao hơn.
Kengo Abe