“Kẻ sát nhân ở đó” – Tựa sách phi hư cấu chủ đề giết người hàng loạt và sự thật về “công lý”

Tiêu đề: “Kẻ sát nhân ở đó” (殺人犯はそこにいる) – Bí mật bị che giấu đằng sau vụ án bắt cóc và giết người hàng loạt, nạn nhân là những cô gái trẻ ở vùng Bắc Kanto.
Tác giả: Kiyoshi SHIMIZU
Được xuất bản bởi Shincho Bunko

Ảnh https://www.amazon.co.jp/殺人犯はそこにいる-新潮文庫-清水-潔/dp/4101492220

Cuốn sách này kể về Vụ án bắt cóc và giết người hàng loạt ở Bắc Kanto, nạn nhân là những cô gái trẻ kéo dài từ năm 1976 đến năm 1996. Một người đàn ông tên Toshikazu Sugaya bị bắt vào năm 1991 và bị kết án vì tội giết một trong các nạn nhân.

Nhà báo Kiyoshi Shimizu bắt đầu điều tra vụ Sugaya vào năm 2007. Anh ấy đã giúp chứng minh sự vô tội của Sugaya, người này đã được trả tự do vào năm 2009. Trong cuốn sách này, Kiyoshi Shimizu kể về cuộc chiến kéo dài bốn năm của mình để chứng minh sự vô tội của Sugaya và tìm ra thủ phạm thực sự.

Đây là một cuốn sách hấp dẫn chứa đựng nhiều tình tiết kinh hoàng về một vụ kết án sai và công việc của nhà báo Shimizu nhằm khám phá sự thật và thu hút sự chú ý của công chúng đến vụ án.

Tác giả không phải là cảnh sát, cũng không phải là luật sư, nhưng anh ta đã điều tra một trong những vụ giết người trong chuỗi án mạng hàng loạt, vụ giết người Ashikaga (足利事件) kỹ lưỡng hơn nhiều so với các quan chức thời đó đã từng làm. Kết quả cho ra đời một báo cáo tội phạm thực sự hấp dẫn về một trong những ví dụ tai tiếng nhất của Nhật Bản về kết án oan sai.

Xem thêm bài viết liên quan

Giết hại và chặt xác anh trai thành 7 phần – Kẻ sát nhân tự ra đầu thú

Rùng mình theo dõi phóng viên Nhật Bản nằm vùng tìm ra sự thật về sát nhân ăn hốc mắt người

Những tội ác đáng kinh tởm của tên sát nhân Otaku Tsutomu Miyazaki

Toàn bộ câu chuyện không chỉ kể về vụ án mạng, mà còn nhấn mạnh vào mặt trái của thứ gọi là công lý và pháp luật. Mặc dù Sugaya cuối cùng đã được trả tự do, anh ta vẫn phải ngồi tù 17 năm. Khi bằng chứng về sự sơ sẩy của công lý được đưa ra ánh sáng, rất ít công việc đã được thực hiện để giải quyết ổn thỏa và cuộc điều tra đã không bao giờ được mở lại, khiến gia đình các nạn nhân tuyệt vọng.

Ảnh gendai.ismedia.jp

Tuy nhiên, cuốn sách này chủ yếu tập trung vào vụ giết người Ashikaga, và không nói nhiều về bốn vụ bắt cóc khác. Điều này có vẻ hiển nhiên nếu bạn biết chi tiết của vụ án và vai trò của tác giả trong đó.

 

Sacchan (dịch)
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: