5 ngôn ngữ ký hiệu của người Nhật và câu chuyện thú vị đằng sau

Nếu bạn đang học tiếng Nhật, bạn đã quen thuộc với những cụm từ cơ bản như arigatou hoặc konnichiwa. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến việc học cả cách chuyển những cụm từ quen thuộc này sang ngôn ngữ ký hiệu chưa?

JSL (Ngôn ngữ ký hiệu Nhật Bản) sử dụng cách ra hiệu dựa trên văn hóa Nhật Bản. Dưới đây là một vài ví dụ về JSL và những lý do khá thú vị đằng sau.

1. Arigatou — “Cảm ơn”

Trong một xã hội nổi tiếng lịch sự như Nhật Bản, cụm từ này nên nằm đầu danh sách cần học. Khi chuyển sang ngôn ngữ ký hiệu, “cảm ơn” bắt nguồn từ hành động mà các đô vật Sumo thực hiện khi họ nhận tiền thắng sau trận đấu.

Bạn có thể tham khảo Video bên dưới ở giây 0:55.

2. Konnichiwa — “Xin chào”

Mặc dù có nhiều cách để chào một ai đó, nhưng đây là cách dễ hiểu nhất. Hai ngón trỏ thể hiện hai người đang cúi đầu chào nhau, một trong những kiểu chào lịch sự nhất của người Nhật.

3. Conbini — “Cửa hàng tiện lợi”

Có hai đặc điểm làm nên các Konbini ở Nhật, một là tính tiện lợi, hai là mở cửa 24h. Do đó mà số 24 cũng dùng để thể hiện Kobini ở Nhật.

Thế nhưng gần đây một số Konbini cũng cân nhắc đến việc ngừng hệ thống 24h vì thiếu nhân lực.


Xem thêm các tin tức thú vị liên quan

Cách phân biệt người Nhật Bản, người Hàn Quốc qua gu thời trang

Giả thiết Tổ tiên của người Nhật và người Do Thái là một (qua phân tích ngôn ngữ)

Không còn bất đồng ngôn ngữ – Nhân viên tại Tokyo Metro được hỗ trợ Apps dịch thuật


 

4. Onii-chan/otouto — “Anh trai/em trai”

Có vẻ đây là một ký hiệu khá…nguy hiểm nhỉ.

Khoan nào, cách đưa ký hiệu tay này không có nghĩa như bạn nghĩ đâu…

Dựa theo tên của từng ngón trên bàn tay, otousan-yubi chỉ ngón cái (ngón tay bố), okaasan-yubi chỉ ngón trỏ (ngón tay mẹ),… Như vậy ngón giữa là anh trai, ngón đeo nhẫn là chị gái và ngón út là em nhỏ trong gia đình.

5. Busu — “Xấu xí”

Ký hiệu cũng khá dễ hiểu và thể hiện đúng ý nghĩa của từ nhỉ.

Tuy nhiên cũng nên cân nhắc khi dùng từ này, vì nó là từ trong ngôn ngữ nói và không được lịch sự lắm đâu. Ký hiệu này bao gồm cả ngón tay cái chỉ xuống, trong văn hoá Nhật Bản có nghĩa là “không tốt”.

Bây giờ bạn có thể đem những kiến thức vừa học về ngôn ngữ ký hiệu Nhật Bản đến Starbucks ở Tokyo (Cửa hàng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên) để luyện tập đấy.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số ký hiệu khác trong Video dưới đây.

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: