“Địa ngục tột cùng” tại bệnh viện mà cô bé 14 tuổi đã trải qua và thành kiến của người Nhật với bệnh nhân tâm thần
Nhân vật chính trong câu chuyện lần này là cô bé A.
Đây là hồ sơ ghi lại địa ngục tột cùng trong 77 ngày tại một bệnh viện tâm thần mà cô bé 14 tuổi này đã trải qua
Ảnh https://gunosy.com/articles/ev2NH?s=s
Trước đó, bạn có biết số người mắc các bệnh liên quan đến tâm thần vẫn tiếp tục gia tăng ở Nhật Bản. Hiện nay, trong 4 triệu người Nhật có khoảng 280.000 người được cho là mắc bệnh tâm thần.
Con số này chiếm 1/5 số người bị tâm thần trên thế giới, cho thấy tình trạng nghiêm trọng ở Nhật Bản. Bé A là một trong những người như vậy.
Cả khi toàn thân ngứa ngáy cũng không thể tự gãi.
Khi đi ngủ cũng không thể trở mình.
Ngay cả khi con Nhện mà bé cực kỳ ghét rơi từ trần nhà xuống, bé cũng không thể cử động cơ thể để tránh.
Đó chỉ là một phần trong chuỗi ngày địa ngục của bé A mà thôi.
Từ một câu nói “Cậu nặng hơn tôi nghĩ nhỉ?” từ bạn bè, A bắt đầu chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. A là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, chế độ của A nghiêm khắc đến mức khiến thể trọng và cả thể lực của cô bé suy giảm nghiêm trọng. Đến mức đi bộ thôi mà cả người em run lên cầm cập. Trước tình hình đó, bố mẹ buộc phải đưa A đến bệnh viện.
Thế nhưng bệnh viện nơi A điều trị lại không được như mong đợi. Em cứ tưởng sẽ được gặp gỡ các bác sĩ và y tá nhiệt tình, và bạn bè sẽ thường xuyên lui tới thăm nom. Nhưng A lại được chỉ dẫn đưa đến một phòng bệnh kỳ lạ.
Phòng chỉ có một chiếc gường và bồn vệ sinh đơn giản, có song sắt và rất u ám, đến mức em không biết có phải do thời tiết bên ngoài âm u hay không? Có thể nói nó giống phòng giam hơn phòng bệnh.
Trong cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát, em đã bị tịch thu dao cạo, điện thoại di động, iPod nghe nhạc, chỉ được mang theo mỗi một con gấu bông.
Thậm chí khi ở trên giường em cũng không được di chuyển. Bác sĩ dặn A chỉ nên ở trên giường, nhưng lại không cho ngồi. Đến cả việc đi vệ sinh cũng không được tự do. Chỉ khi nào bác sĩ cho phép em mới được đi vệ sinh.
Việc duy nhất em có thể làm theo ý mình là nằm trên giường và vuốt ve gấu bông.
Được biết nguyên nhân cho tất cả những sự hành hạ trên là để dồn ép tinh thần cô bé và bắt em phải ăn uống. Nếu không ăn dịch từ mũi sẽ chảy xuống dạ dày rất đau, nên buộc cô bé phải ăn.
Bác sĩ ở đây cấm A liên lạc với bạn bè, thậm chí là cha mẹ. Em muốn được chuyển viện nhưng bác sĩ không đồng ý.
Ngay từ đầu, cô bé đã bị bác sĩ chẩn đoán tâm thần và cần nhập viện có bảo vệ y tế. Nếu nhập viện bình thường, bệnh nhân có thể tự ý xuất viện, nhưng trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bắt buộc nhập viện theo quyết định của bác sĩ.
Chưa kể trong trường hợp bệnh nhân nhận đơn tố cáo có thể gây nguy hiểm ở cộng đồng sẽ càng bị siết chặt hơn nữa. Bệnh nhân sẽ bị trói chặt tay chân vào giường, thức ăn bị đổ từ mũi.
Thế nhưng địa ngục cực độ nằm ở ý thức. Sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân bất tỉnh, nhưng nếu bệnh nhân tỉnh táo, việc duy nhất có thể làm là đếm những giọt dịch truyền vào cơ thể một cách bất lực.
Hạn chế 24 giờ này kéo dài 77 ngày. Mặc dù sau khi xuất viện, A vẫn bị giám sát thường xuyên. Vì thể lực yếu, A không được phép đến trường, nếu có bạn bè đến thăm, A cũng không thể giao tiếp tốt với họ. Quá khứ đen tối những ngày ở bệnh viện ám ảnh A hằng đêm. Trong lúc bệnh tình không hề thuyên giảm mà chỉ trầm trọng hơn, A tiếp tục đối diện với những phiên toà kiện bệnh viện đó.
Những vấn đề như vậy nảy sinh từ niềm tin mạnh mẽ rằng bệnh nhân tâm thần là những sinh vật nguy hiểm, có khả năng gây hại cho cộng đồng. Đương nhiên có những người nguy hiểm, nhưng không phải cứ bị bệnh tâm thần là sẽ phạm tội.
Trừ khi những thành kiến này biến mất, còn không vấn đề này sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Kengo Abe