Bất an từ những ngôi nhà tư nhân được sử dụng làm nhà xác ở Nhật Bản

Trong một khu dân cư yên tĩnh ở phía nam Osaka, người dân địa phương đang hoang mang khi Chính quyền biến một số nhà ở tư nhân thành nhà xác.

“Xác chết được quấn trong một tấm vải”, một người đàn ông địa phương khoảng 70 tuổi kể lại sự kinh ngạc của mình khi nhìn thấy một thi thể được đưa đến vào tháng 12 năm ngoái tại ngôi nhà với những bức tường ố đen ở phường Sumiyoshi.

“Tôi có thể thấy cái xác được đặt ở trong vườn. Thật đáng lo ngại vì không có bất kỳ lời giải thích nào.”- Ông nói thêm.

Ngành kinh doanh có tên “khách sạn xác chết” gần đây nổi lên ở Nhật Bản như một hệ quả của dân số già, đồng thời phản ánh sự suy yếu của mối quan hệ gia đình và cộng đồng. Hầu hết các thi thể được đưa đến đây để chờ “chôn cất trực tiếp” mà không tổ chức lễ tang nhằm tiết kiệm chi phí.

Theo luật quản lý nghĩa trang và mai táng, những thi thể như thế không được hoả táng sau ít nhất 24 tiếng. Một số nhà tang lễ cũng cung cấp nơi chứa thi thể trong trường hợp không thể để ở nhà. Tuy nhiên với số lượng người chết ở Nhật cao, đồng thời ít địa điểm lưu giữ, vấn đề không có nơi chứa xác ngày càng trầm trọng.

Trớ trêu thay, không có hạn chế pháp lý tương ứng nào đối với các cơ sở được nhà tang lễ ký hợp đồng để lưu trữ thi thể, chẳng hạn như trình độ điều hành hoặc kiểm soát chất lượng.

Ảnh https://www.msn.com/ja-jp/news/national/民泊施設に遺体を一時保管、大阪-近隣住民が苦情も規制なし/ar-BB1evQ9m

Theo các quan chức chính quyền địa phương Osaka, một chủ nhà nghỉ tư nhân đề nghị rằng anh ta sẽ “nhận hai hoặc ba thi thể mỗi tháng”.

Trước kia người này đã tham gia vào việc kinh doanh tang lễ, bán đá khô và quan tài, ngoài ra từng được một nhà điều hành tang lễ liên hệ với mục đích nhờ cất giữ thi thể.


Xem bài viết liên quan

Cư dân mạng Nhật Bản khen ngợi màn lột xác của người đàn ông 50 tuổi

Trên tinh thần diệt Gián tận gốc, người Nhật còn sáng tạo ra phương pháp dọn dẹp xác Gián độc đáo

Giết hại và chặt xác anh trai thành 7 phần- Kẻ sát nhân tự ra đầu thú


Trong một cuộc phỏng vấn, người đàn ông này cho biết anh ta làm vậy vì tình trạng vắng khách do đại dịch.

“Tôi đã nhận được một số tiền từ nhà tang lễ, và điều đó cũng không vi phạm pháp luật,” anh nhấn mạnh. Nhưng người đàn ông cũng cho biết sẽ không nhận thêm xác nếu vấp phải sự phản đối của dân địa phương.

Ảnh https://news.yahoo.co.jp/articles/0d3d3cdf224e41f242989464451c6c5cca3f67de

LAC, một công ty có trụ sở tại Fukuoka, chuyên cung cấp các dịch vụ cho các dịp nghi lễ khác nhau, bao gồm cả tang lễ, nhà xác, nơi lưu giữ xác chết trước khi được hỏa táng tại cơ sở cho biết:

“Chúng tôi đảm nhận hơn 400 ca ký gửi xác trong một năm, và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng do dân số già đi. Tôi nghe nói rằng một số doanh nghiệp không thông báo cho cư dân lân cận về việc giữ xác. Tôi cho rằng ngoài khu vực Osaka cũng sẽ có một số khu vực khác xảy ra tình trạng tương tự.”

Itaru Takeda, người đứng đầu Kasouken, một hiệp hội nghiên cứu các sáng kiến ​​về hỏa táng, tang lễ và nghĩa trang ở Tokyo cho biết có thể tránh được rắc rối với cư dân địa phương bằng cách thiết lập các thông số pháp lý để vận hành những nhà chứa xác:

“Các cơ sở lưu trữ hay dịch vụ được gọi là khách sạn xác chết phải được vận hành với sự nhận biết của người dân địa phương. Một số quy định của quốc gia là bắt buộc, chẳng hạn như thiết lập các tiêu chuẩn để kinh doanh. ” Takeda cho biết.

 

Sacchan
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: