Chính phủ Nhật Bản mất kiểm soát với doanh nghiệp, “lạc lối” trong việc tìm đối sách chống đại dịch
Mặc dù số người chết do COVID-19 ở Nhật không cao như ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Ấn Độ, nhưng số ca nhiễm đang có xu hướng gia tăng trên toàn quốc. Tình trạng khẩn cấp thứ ba sắp bắt đầu.
Nguyên nhân một phần bởi nhiều người không làm theo hướng dẫn của Chính phủ.
Bản tính của người Nhật là tuân thủ quy định quy tắc, tuy nhiên trước phản ứng yếu kém của Chính phủ, nhiều người hoang mang và bắt đầu không sẵn sàng tuân theo lời kêu gọi.
Thậm chí gần đây, một khách sạn lâu đời đã đứng lên đại diện chống lại chính sách của Chính phủ.
Điều gì đang xảy ra ở đất nước này?
Sai lầm từ chính quyền của Shinzo Abe.
Abe no mask là một chính sách sai lầm do nguyên Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chỉ đạo tiến hành. Chính sách này đã tiêu tốn 26 tỷ Yên ngân sách, nhưng hiệu quả của nó vẫn là một ẩn số. Theo đó, mỗi gia đình được nhận 02 khẩu trang, con số khẩu trang phát ra nhanh chóng gây tranh cãi trong cộng đồng. Thậm chí nhiều người còn chế ảnh châm biếm.
Ảnh https://fossil1129.exblog.jp/30949166/
Hơn nữa, kích thước của khẩu trang phát ra quá bé, thậm chí với trẻ em. Không chỉ lãng phí 26 tỷ yên mà số tiền này cũng không đáng để sản xuất khối lượng hàng hoá như vậy. Có vẻ công ty chịu trách nhiệm sản xuất đã kiếm được khá nhiều tiền từ Chính phủ.
Ứng dụng Corona
COCOA là tên một ứng dụng thông báo cho người dùng về tình trạng tiếp xúc với các ca nghi nhiễm COVID-19. Lẽ ra đây phải là công cụ hữu ích, thế nhưng nhiều phàn nàn rằng ứng dụng rất nhiều lỗi và không thể sử dụng được.
Tổng chi phí cho ứng dụng là 390 triệu yên, công ty nhận thầu hưởng 94% lợi nhuận mặc dù “ném” toàn bộ công việc cho bên thi công.
Thảm hoạ từ chiến dịch “Go to Travel”
Để cứu nguy cho ngành du lịch đang “lao đao” do đại dịch, Chính phủ phát động chiến dịch “Go to Travel” nhằm mục đích khuyến khích người dân du lịch trong nước. Vâng, đây là sáng kiến giúp lây lan nhanh dịch bệnh trên quy mô toàn quốc.
Hủy tình trạng khẩn cấp
Khi số lượng ca nhiễm tăng lên, Chính phủ sẽ ban hành tình trang khẩn cấp. Và khi số ca nhiễm giảm xuống. lệnh khẩn cấp có thể được huỷ bỏ. Đó là cơ chế vận hành dễ hiểu. Tuy nhiên cách làm của Chính phủ Nhật Bản không rõ ràng. Khi số ca nhiễm giảm xuống, tình trạng khẩn cấp vẫn không được dỡ bỏ, chỉ khi bị dân chúng phàn nàn, lệnh mới bị huỷ bỏ đột ngột.
Nhiều người dân bức xúc vì thái độ không rõ ràng của Chính phủ. Bởi vậy khi tiếp tục ban bố tình trạng khẩn cấp, một số bộ phận dân chúng không thực hiện theo chỉ đạo của Chính quyền.
Cấm người dân, nhưng không quản lý được giới quan chức
Trong tình trạng khẩn cấp, Chính quyền cấm việc đi ra ngoài không cần thiết, những sự kiện tập trung đông người cũng phải bị huỷ bỏ. Thế nhưng, tin tức lại đưa tin giới chính trị gia và quan chức Chính phủ tổ chức tiệc chia tay rầm rộ, thậm chí bắt gặp uống rượu tại phố Ginza.
Tất nhiên dân chúng sẽ phẫn nộ trước những kẻ cấm đoán người khác nhưng bản thân lại không biết làm gương.
Những chính sách vô lý. Công viên giải trí hoạt động không khách quan là một ví dụ
Công viên giải trí làm thế nào hoạt động nếu không có khách quan?
Tình trạng khẩn cấp “khuyến khích” nhà hàng, công viên đóng cửa. Vì không phải mệnh lệnh nên về lý, các pháp nhân này có quyền không tuân theo. Tuy nhiên một số công viên chủ đề, ví dụ công viên USJ lại nhận yêu cầu kỳ quái từ Chính phủ, đó là “mở cửa không khách quan”. Thà đóng cửa luôn có khi hợp lý hơn…
Tiếp tục tổ chức Thế vận hội Tokyo
Ngay trong tình trạng rất vô vọng này, Chính phủ vẫn quyết tâm tổ chức Thế vận hội. Mặc dù trong một cuộc trưng cầu ý dân, nhiều người tỏ ra không hứng thú tới sự kiện này nữa.
Vấn đề nằm ở nguồn vốn đầu tư, nhưng có lẽ lý do này không thể thuyết phục được chính những người dân trong nước.
Xem thêm các bài viết liên quan
Ca ghép phổi thành công từ người sống cho bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên trên thế giới
ANA thử nghiệm “hộ chiếu sức khoẻ điện tử Covid-19” tại sân bay Haneda, Tokyo
Chính phủ Nhật bồi thường 44 triệu Yên cho gia đình nếu có người mất mạng do tiêm vắc xin COVID-19
Chính sách tắt đèn đường
Yuriko Koike, thống đốc Tokyo, đã chỉ thị tắt tất cả đèn đường sau 20:00 giờ, nhưng việc thi hành không hiệu quả. Đúng hơn là bởi không ai muốn hợp tác và dù điện tắt, họ vẫn ra đường sau 20:00 giờ.
Cá nhân tôi cho rằng ngừng tất cả các chuyến tàu là biện pháp có vẻ hợp lý hơn.
Vì chính sách của Chính phủ không rõ ràng minh bạch, nhiều doanh nghiệp bắt đầu nghĩ ra cách kinh doanh “lách luật” thành công.
Ví dụ, trong chính sách khuyến khích các nhà hàng “tiết chế” phục vụ thức uống có cồn 24h. Vậy thay vì phục vụ thức uống có cồn của cơ sở, chỉ cần cho phép khách mang thức uống có cồn vào là được.
Gần đây, Hotel New Otani, một trong những khách sạn 5 sao hàng đầu của Nhật Bản đã đưa ra dịch vụ mới với ý định chống đối Chính quyền khá rõ ràng.
Tất cả 1479 phòng đã được biến thành nhà hàng tư nhân. Đây được coi là dịch vụ phòng của khách sạn, vì vậy có thể phục vụ thức uống có cồn.
Lý do Chính phủ hạn chế cung cấp rượu bia trong tình trạng khẩn cấp là để tránh tình trạng quá khích và nói chuyện ồn ào mà không đeo khẩu trang. Do vậy nếu uống trong phòng dịch vụ của khách sạn có vẻ không vi phạm chính sách, thế nhưng động thái này thể hiện thái độ chống đối, thách thức Chính quyền.
Tại sao một doanh nghiệp lớn lại quay mặt với Chính phủ, là bởi những chính sách không rõ ràng của nhà nước khiến tình trạng suy thoái kinh tế ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh và cả niềm tin của doanh nghiệp với Chính quyền.
Trái ngược với Việt Nam, người dân đang chấp hành rất tốt quy định của ban lãnh đạo, người Nhật đang dần đánh mất niềm tin vào các Chính sách “lạc lối” từ Chính quyền, và điều này là nguyên nhân chính khiến tình hình chỉ càng tồi tệ hơn đi mà thôi.
Kengo Abe