Tokyo Olympic chú trọng vào sự hiếu khách (omotenashi), nhưng “sự hiếu khách” đang đi về đâu?

Ngày 23 tháng 7 năm 2021 dự kiến là ngày diễn ra Olympic Tokyo 2020 phiên bản năm 2021… vì lý do hoãn 1 năm do đại dịch COVID-19. Có nghĩa là thời gian từ đây cho đến khi đó không còn dài.

Nhưng tình hình ở Nhật Bản hiện không hề khả quan để chào đón một sự kiện hoành tráng tầm cỡ Olympic. Hiện tại, nước này đang phải đối diện với đợt bùng phát dịch COVID-19 chủng mới, bên cạnh đó nhiều ý kiến chống lại các biện pháp Chính phủ không rõ ràng. Số lượng bệnh nhân tăng rất nhanh, đến mức khó có thể cập nhật chính xác.

Không giống như châu Âu, Hoa Kỳ và Ấn Độ, số người tử vong ở Nhật không nhiều. Tuy nhiên vấn đề nằm ở thái độ bất bình, thậm chí phớt lờ các yêu cầu phòng chống dịch bệnh của Chính phủ của người dân.

Trước tình hình đó, Olympic vẫn sẽ được tổ chức. Điều này khiến đại bộ phận dân chúng phẫn nộ, tuy nhiên các chiến dịch chuẩn bị cho sự kiện vẫn đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Điều gì sẽ xảy đến với Tokyo Olympic khi khả năng cao nó sẽ được diễn ra trong mối quan hệ nguội lạnh giữa Chính phủ và người dân?

Vấn đề đầu tiên là không thể tập trung các tình nguyện viên.

Sự phẫn nộ từ nhóm tình nguyện viên này đã manh nha từ rất lâu, ngay cả trước khi sự kiện bị hoãn. Nhiều tình nguyện viên tức giận vì trong khi họ làm miễn phí, hoặc chỉ được trả rất ít, một số công ty lại hưởng lợi nhuận đáng kể từ công sức họ bỏ ra.


Xem thêm: Sự thật gây bức xúc về chế độ tuyển tình-nguyện-viên-không-công của Olympic 2020


Như thêm dầu vào lửa, một chính trị gia phát ngôn “Không đủ tình nguyên viên thì tập hợp thêm là được”. Không hiểu việc tập hợp đã được xúc tiến như thế nào, nhưng hiện tại số lượng người vẫn không đủ.

Bữa ăn của vận động viên từ làng tuyển thủ là thức ăn nhanh???

Làng tuyển thủ là nơi các vận động viên từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng ở, luyện tập trong quá trình diễn ra Olympic. Do ảnh hưởng của COVID-19, năm nay có quy định vận động viên không được phép rời làng. Quy định này cũng dễ hiểu với tình trạng bệnh dịch diễn biến phức tạp. Tuy nhiên điều khiến các vận động viên phẫn nộ chính là bữa ăn nhanh được cung cấp tại nơi này.


Xem thêm: Ngọn đuốc Olympic tắt hai lần trong ngày đầu tiên tiếp sức


Ảnh http://blog.livedoor.jp/dqnplus/archives/2008112.html

Bento từ cửa hàng tiện lợi? Canh ăn liền? Trái cây cắt sẵn?

Các vận động viên hàng đầu luôn có chế độ ăn nghiêm ngặt để quản lý tình trạng thể chất một cách kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị suất ăn sẵn đối với những đối tượng này chỉ thể hiện sự tắc trách của ban tổ chức mà thôi.

Nhiều tuyển thủ không thể chịu đựng được suất ăn này đã tự gọi Uber Eats đến làng.

Vấn đề từ nguồn thực phẩm

Nếu có một lý do để biện minh cho sự tắc trách ở trên, ban tổ chức sẽ phục vụ bữa ăn chính thức phù hợp khi giải đấu diễn ra. Tuy nhiên lại xuất hiện nhiều lo ngại về thành phần chế biến thực phẩm khi nguồn tin cho rằng thực phẩm chủ yếu chế biến từ nguyên liệu cung cấp bởi Fukushima và láng giềng Miyagi.

Hiện tại vấn đề Fukushima vẫn đang gặp rắc rối với biện pháp giải quyết sự cố nhà máy điện hạt nhân. Việc sử dụng nguyên liệu từ hai địa phương này rõ ràng nhằm mục đích cứu trợ thực phẩm, đồng thời tin tức cũng khẳng định thực phẩm sẽ không gây ra vấn đề sức khoẻ. Nhưng kể cả như thế, liệu mọi người có thể “hào hứng” thưởng thức bữa ăn khi đã biết thông tin xuất xứ của chúng?

Người Nhật nổi tiếng với sự hiếu khách và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, gọi là おもてなし (omotenashi). Từ này cũng được sử dụng như keyword của Tokyo Olympic.

 

Abe Kengo
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: