Học sinh Nhật Bản mất đi hứng thú với bộ môn Sumo vì nó quá “đau đớn”, “đáng sợ” và “trần trụi”

Nhật Bản có rất truyền thống văn hoá, nghi lễ, thể thao, và cũng như nhiều quốc gia khác, những truyền thống này thường gặp khó khăn trong việc vừa giữ gìn tính nguyên bản, vừa hấp dẫn và giữ được sự yêu thích của con người thời hiện đại. Trong đó, bộ môn Sumo đã duy trì được mức độ quan tâm tương đối cao ở cả Nhật Bản lẫn nước ngoài. 

Nhưng bộ môn này cũng có những vấn đề riêng, và vấn đề mới nhất vừa xuất hiện gần đây chính là một mối đe dọa lớn khiến Sumo dần mất đi người tham gia. 

Ảnh https://www.askideas.com/50-very-funny-sports-pictures-that-will-make-you-laugh/sumo-fight-with-kid-funny-sports-picture/

Như nhiều môn thể thao khác, võ sĩ Sumo thường khởi đầu bằng cách tham gia vào các team ở trường Trung học, nhưng những năm gần đây, những team này dần dần “bốc hơi” hết. Theo như dữ liệu từ Liên đoàn điền kinh trung học Nhật Bản, số lượng các CLB Sumo ở các trường trung học đã giảm đều từ 213 vào năm 2003 xuống còn 146 vào năm ngoái. 

Theo đó, 7 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản chỉ còn lại 1 Team Sumo, điều này giúp họ vào thẳng giải đấu vô địch quốc gia. (Nhưng giải đấu đã bị huỷ vào năm ngoái do dịch Covid)

 

Dịch COVID-19 thậm chí còn khiến số lượng võ sĩ Sumo giảm xuống nhanh hơn, nhiều học sinh cuối cấp quyết định gác lại “chiếc khố Mawashi” sớm vì biết là sẽ chẳng có giải đấu nào do dịch bệnh. Điều tệ hơn là, việc này diễn ra song song với việc giới trẻ Nhật Bản mất dần hứng thú với bộ môn Sumo. Với đa dạng môn thể thao để lựa chọn như bóng đá, bóng rổ … Sumo đang gặp khó khăn trong việc duy trì sức hút của mình. 

Một số lý do người trẻ không thích Sumo do cư dân mạng chia sẻ là:

“Tại vì không thực sự có võ sĩ Sumo nào làm cho các cậu ấy phải thốt lên “Ngầu quá!” và “Tôi cũng muốn được giống như thế!”

“Tại sao những võ sĩ lại phải mặc khố? Mặc cái khác không được hả?”

“VDV bơi lội cũng ở trần phần trên, mà họ có than thở gì đâu.”

“Tôi cũng nghĩ là môn Sumo đau và khá là đáng sợ, cơ mà tôi nghĩ là bóng chày, bóng đá cũng vậy.”

“Tôi nghĩ vấn đề là đa số các võ sĩ Sumo sau khi giải nghệ thì cũng đi mở nhà hàng hết thôi.”

“Tôi hiểu mà. Tôi thậm chí còn thấy ngại khi đi bơi mà không mặc áo nữa. Sao đàn ông lại không được mặc áo ngực nhỉ?”

“Ai đó cần làm ra một tác phẩm Anime hoặc Manga thiệt là hot về Sumo. Vậy mới làm cho tình hình xoay chuyển được.”

“Nghe nói là có nhiều chuyện về bắt nạt trong giới Sumo lắm.”

“Tôi thấy nó chẳng hấp dẫn gì cả.”

Cho dù lý do là gì thì việc ngồi yên chịu thua không phải là phong cách của Sumo! Các nhóm ở tất cả các cấp đang cố gắng động viên giới trẻ thúc đẩy lẫn nhau. Có một cách mới là thiết lập hạng cân dưới 100kg và dưới 60kg. Trước đây người ta không phân chia theo hạng cân, nghĩa là một võ sĩ nhỏ con có thể sẽ phải đấu với một võ sĩ lớn gấp đôi kích thước của anh ta. Có lẽ bởi vậy môn thể thao này mới gắn với hình ảnh “đau đớn” và “đáng sợ”.

Ngoài ra, trong thời gian tạm hoãn các trận đấu do dịch COVID-19, các đô vật Sumo Trung học đã tận dụng cơ hội để tiếp cận với các trường Tiểu học để mang đến sự hứng thú với Sumo cho các em ngay từ khi còn nhỏ. “Nếu các em luyện tập chăm chỉ, các em có thể đánh bại những đối thủ lớn hơn mình.” Masaaki Yamaoka, đội trưởng đội sumo trung học duy nhất của tỉnh Okayama, giải thích. “Ngay cả những người mới cũng có thể mạnh lên một cách nhanh chóng.”

Nếu ai đó có thể giữ vững lập trường và chiến đấu đến tận cùng thì đó là Sumo. Để có thể tồn tại và nâng cao hơn, tôi nghĩ Sumo nên xem xét phát triển nhiều hơn với đô vật nữ. Sumo nữ thật sự đỉnh đấy!

 

LINH
Xem thêm: