Có phải Tokyo được đặt theo tên của Kyoto không? Sự thật mối liên hệ giữa hai cái tên

Tokyo là thủ đô hiện tại của Nhật Bản, trong khi Kyoto là Cố đô. Nếu Tokyo hiện đại và nhộn nhịp thì Kyoto lại nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính. Thế nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao cái tên của hai địa danh này lại có nét tương đồng? Tokyo nghe như đọc ngược của Kyoto vậy? Giữa hai cái tên này có mối liên hệ gì?

Thế nhưng nếu xét Kanji của hai cái tên chúng không phải là đảo ngược của nhau, mà cả cách đọc cũng không giống nhau. Vì phiên âm tiếng Anh không thể hiện rõ trường âm của tiếng Nhật nên mới có sự nhầm lẫn này. Tokyo đọc đúng phải là Too-kyoo, còn Kyoto đọc đúng là Kyoo-to.

Tuy vậy đúng là hai tên gọi này có liên quan đến nhau.

Ảnh https://www.exoticvoyages.com/blog/name-origins-of-9-fascinating-places-in-asia-34176.html

Điểm chung của hai địa đanh đều là đã/đang là thủ đô của nước Nhật. Kyoto được viết là 京都 – Kinh đô còn Tokyo là 東京(都) – Đông kinh (đô) – Thủ đô phía Đông.

Khởi nguồn của những cái tên

Trước khi cái tên Tokyo tồn tại, Kyoto đã chính thức được công nhận là kinh đô của Nhật Bản. Triều đại đó kéo dài hơn một nghìn năm.

Cùng nhìn lại lịch sử vào khoảng trước thế kỷ thứ 6, khi đó Kyoto chưa được đặt tên là Kyoto, mà được gọi là Heian-kyo vào thế kỷ thứ 8, nằm ở Uda. Khi đó Nhật Bản ở vào thời đại gọi là thời Heian, do đó Heian-kyou chính là Thủ phủ của Nhật Bản lúc bấy giờ. Từ Kyou (京) cũng chính là Kyou trong Kyou-to (Kyoto), từ này nghĩa là “Kinh” – nơi sống của Hoàng đế.

Vào thế kỷ 11, Kyoto chính thức mang tên gọi như hiện tại.

Về Tokyo, chắc nhiều người cũng biết, trước khi có tên Tokyo nó được gọi là Edo.

Thời kỳ Edo, còn được gọi là thời kỳ Tokugawa, bắt đầu vào năm 1603 và kéo dài đến năm 1868. Tokugawa Ieyasu, một nhà lãnh đạo quân sự nổi tiếng trong những năm 1590, đã chuyển các khu quân sự của mình đến Edo, nằm xung quanh Edojuku. Vào thời của Tokugawa, Edo phát triển vô cùng thịnh vượng, đến mức có thể trở thành Thủ phủ của Nhật Bản. Thế nhưng Kyoto vẫn là thủ đô thực tế khi đó. Edo thậm chí còn có Thành riêng năm 1606. Thật không may, lũ lụt, động đất và hỏa hoạn đã hủy hoại tất cả những dấu ấn vào thời kỳ vàng son đó.

Khi Thiên hoàng Minh Trị định cư tại Edo vào năm 1869, sự kiện khơi mào cho việc đổi tên Edo thành Tokyo. Như đã đề cập trong phần giới thiệu, tên này có nghĩa là “thủ đô phía đông”.

Tóm lại, Tokyo và Kyoto, tên nào có trước? Và có phải Tokyo được đặt theo tên của Kyoto không?

Kyoto tồn tại trước, như bạn đã biết.

Khi Tokyo, tên sau này của Edo ra đời, Kyoto đã là thủ đô của Nhật Bản, kéo dài cho đến năm 1869. Năm trước đó, cuộc Duy tân Minh Trị xảy ra, báo hiệu sự kết thúc của chính quyền Tokugawa. Minh Trị và lực lượng của ông đã chiếm Edo.

Ảnh https://penoppe.com/archives/9957

Thiên hoàng Minh Trị cũng chọn Tokyo làm thủ đô. Nhớ là Tokyo đã được xem là Thủ đô của Nhật trước cả khi được chính thức công nhận. Do đó mà cần có sự phân biệt giữa Kinh đô (Kyoto) và Kinh đô phía Đông (Tokyo).

Tuy nhiên cũng bởi điều này mà gây ra nhầm lẫn cho một số người. Khi nhắc về Tokyo, bạn phải nhắc đến toàn bộ 東京都 (Thành phố Tokyo và các địa phương xung quanh Tokyo). Nhưng nếu chỉ xét chữ Hán có thể dễ nhầm 東京都 là ám chỉ toàn bộ khu vực phía Đông của Kyoto, nhưng thực ra không phải.

Sacchan
Xem thêm: