Tại sao nhiều Manga/Anime có liên quan đến nước Đức? Có phải Đức là quốc gia yêu thích của nhiều người Nhật?

Văn hóa đại chúng hiện đại của Nhật Bản chứa đựng rất nhiều sự liên quan với nước Đức. Tiêu biểu như bộ Manga/Anime Attack on Titan sử dụng khá nhiều tên tiếng Đức cho nhân vật, nhiều ý kiến cho rằng khung cảnh thành phố quê nhà của nhân vật chính Eren lấy cảm hứng từ Nördlingen, một thành phố ở phía Nam Đức và nhiều điểm liên quan khác.

Ảnh https://twitter.com/animedome

Không riêng gì Attack on Titan, trong Blue Exorcist, nhân vật Faustus ám chỉ đến Faust, nhân vật chính của một vở kịch Đức đã thỏa thuận với ác quỷ Elfen Lied, Gantz và Weiss Kreuz đều là người Đức,…

Có phải Đức là quốc gia yêu thích của Nhật Bản không?

Thực tế, người Nhật có niềm đam mê chung với văn hóa nước ngoài, không riêng gì nước Đức. Họ yêu bóng đá Anh, nhạc cổ điển của Áo và các tiệm bánh kiểu Pháp.

Ảnh https://www.businessinsider.com/heres-why-the-japanese-are-obsessed-with-germany-2018-5

Nói vậy có nghĩa là trong mắt người Nhật, Đức cũng không nổi tiếng hơn Ý hay Pháp. Sự say mê của người Nhật với văn hóa nước ngoài không chỉ đơn thuần là quan tâm. Nếu người Nhật tìm thấy thứ gì đó họ thích từ một quốc gia khác, họ sẽ nhập khẩu nó và tìm cách hòa nhập nó vào văn hóa của họ. Nhật Bản là một quốc gia không đánh mất bản sắc riêng của mình trong khi luôn muốn học hỏi từ những nền văn hoá khác. Cách tiếp cận của họ đại khái là “nếu ai đó đang làm điều gì đó tốt hơn chúng tôi, tại sao không sao chép của họ?”

Việc Nhật Bản thích áp dụng các khái niệm văn hóa mới được thể hiện rõ ràng trong ngôn ngữ. Các từ mượn thể hiện bằng Katakana được phát triển dựa trên nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ, từ アルバイト(bán thời gian) bắt nguồn từ tiếng Đức (Arbeit trong tiếng Đức), thay vì dùng từ part-time là mượn từ tiếng Anh.

Người Nhật du nhập các môn thể thao, thức ăn,… từ các nước khác và hòa nhập chúng vào văn hóa Nhật Bản. Bóng chày trở thành là môn thể thao phổ biến nhất của họ, bạn có thể tìm thấy cà ri kiểu Nhật ở khắp mọi nơi và ngay cả ký tự Kanji cũng được mượn từ tiếng Hán.

Mối liên kết mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Đức trong thời kỳ Minh Trị 

Thế nhưng không chỉ văn hóa mà Nhật Bản còn áp dụng nhiều phong tục của Đức. Lời giải thích cho điều này nằm ở sự giao lưu văn hóa mãnh liệt diễn ra vào thời Minh Trị, từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành một cường quốc thế giới và đưa ra quan điểm phải liên kết với Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và tất nhiên, Đức. Nhật Bản đã học hỏi được rất nhiều điều từ Đức: “Đất nước này từng là hình mẫu trong quá trình hiện đại hóa của Nhật Bản.”

Ảnh https://truefork.org/wp/youjo-senki-first-impressions/?doing_wp_cron=1621930097.7583670616149902343750

Các luật gia và chính trị gia người Đức, chẳng hạn như Rudolf von Gneist, đã đóng góp rất nhiều trong việc thành lập Hiến pháp Nhật Bản. Klemens Wilhelm Jacob Meckel, một cố vấn quân sự người Đức, đã dành ba năm để giúp hiện đại hóa quân đội Nhật Bản và các bác sĩ người Đức được đưa đến nước này vào khoảng năm 1870 để cập nhật hệ thống y tế. Dấu vết của những thay đổi này vẫn có thể được nhìn thấy trong ngôn ngữ ngày nay: “dị ứng” dịch thành アレルギ ー (arerugii) trong tiếng Nhật, chứng loạn thần kinh dịch thành ノイローゼ (noiroose), và thạch cao được gọi là ギプス (gipusu).

Quả nhiên tinh thần học hỏi những điều thú vị của các quốc gia khác của Nhật Bản rất đáng trân trọng. Thời buổi này không nên “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng nữa”, thay vào đó tìm điểm tốt của nhau mà học, điểm nào xấu cũng nên học để tránh.

Suy cho cùng, cốt lõi của sáng tạo chính là bắt chước mà !!!

Sacchan
Xem thêm: