Mẹo quản lý tiền chặt chẽ nhưng đơn giản của người Nhật giúp bạn giàu hơn

Giàu hay nghèo phần lớn phụ thuộc vào cách quản lý tiền của mỗi người, ai cũng biết rõ chân lý, nhiều tiền cũng sẽ vơi cạn nếu như không có kế hoạch chi tiêu và làm việc.

Ngay bây giờ, hãy học cách quản lý tiền để làm giàu thay vì để tiền quản lý bạn. Dưới đây là những bí quyết đơn giản giúp tiết kiệm tiền của người Nhật, cùng Japo tham khảo nhé.

Tất cả chúng ta đều nói rằng mình muốn tiết kiệm tiền, thế nhưng, tại sao các phương pháp từ trước đến giờ đều không có hiệu quả?

Nếu bạn luôn phải vật lộn với việc tiết kiệm, bạn nên xem qua thủ thuật tiết kiệm tài tình gọi là phương pháp sử dụng Kakeibo (sổ chi tiêu).

Đầu tiên, hãy lấy một cây bút và bắt đầu học theo cách hiệu quả mà nhiều người Nhật vẫn đang áp dụng này…

Bước 1: Chuẩn bị cuốn sổ để ghi chép!

Có thể bạn đang bị bao quanh bởi quá nhiều ứng dụng thông minh để quản lý tiền. Phương pháp này đề xuất gạt những công nghệ đó sang một bên và quay trở lại phương pháp viết tay truyền thống như hồi còn đi học.

Ảnh https://brightside.me/

Theo các nghiên cứu, bạn sẽ ghi nhớ nhiều thông tin hơn khi viết tay thay vì gõ trên màn hình.

Kakeibo nghĩa là sổ chi tiêu gia đình, có từ năm 1904. Hani Motoko đã phát minh ra phương pháp, bà được xem là nhà báo nữ đầu tiên của Nhật Bản.

Bước 2: Kế hoạch thu nhập hàng tháng

Bây giờ bạn đã có sổ, bạn sẽ phải viết gì trong đó?

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy bắt đầu viết ra tất cả các nguồn thu nhập của bạn và số tiền thực sự kiếm được trong một tháng.

Ảnh https://brightside.me/

Tạo 4 cột để ghi chú thu nhập cho các tuần trong tháng. Phân biệt rõ các khoản thu nhập bằng màu sắc, hoặc cách nào đó tuỳ sở thích và sự sáng tạo của bạn. Ví dụ:

Vào đầu tháng, hãy viết thu nhập mà bạn biết chắc chắn rằng sẽ nhận được bằng màu đỏ, những thu nhập phát sinh về sau có thể ghi chú bằng màu khác (xanh lá cây, theo trong hình).

Lưu ý ghi chú thật rõ ràng và tách bạch các khoản tiền kèm nội dung chi tiết (tiền lương, tiền bán sản phẩm, tiền được trả nợ,…)

Bước 3: Kế hoạch tiết kiệm hàng tháng

Ảnh https://brightside.me/

Vẽ một bảng khác, nơi bạn sẽ viết ra số tiền bạn muốn tiết kiệm mỗi tuần của tháng tương ứng. Điều quan trọng là phải quyết định số tiền này trước khi bạn bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu.

Bước 4: Kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Ảnh https://brightside.me/

Bước tiếp theo là lên kế hoạch giảm chi phí tiêu dùng hàng tháng của bạn, viết ra mọi chi phí cố định trong tháng đó, như tiền thuê nhà, hoá đơn điện nước, hoá đơn điện thoại hoặc hoá đơn Internet,…

Bước 5: Kế hoạch cho các chi phí còn lại
Số tiền còn lại sau khi bạn trừ các khoản chi tiêu thông thường, và thêm những thứ bạn muốn tiết kiệm là số tiền bạn có thể chi tiêu. Khoản này nên được chia thành 4 danh mục.
Ảnh https://brightside.me/
Danh mục đầu tiên là chi phí sinh hoạt, như thực phẩm, quần áo, sản phẩm gia dụng, v.v….
Danh mục thứ 2 là chi phí cho văn hoá giáo dục, có thể bao gồm vé tham quan các cuộc triển lãm ở bảo tàng, hoặc các khoá học giáo dục.
Danh mục thứ 3 là giải trí.

Danh mục cuối cùng là ”những thứ khác”, nếu có những khoản chi bạn không biết nên đưa vào mục nào trong 3 mục trên, hãy đưa vào mục này.

Cân bằng số tiền chi tiêu cho 4 mục là tuỳ vào nhu cầu của mỗi người.

Bước 6: Vẽ đường thẳng

Vào cuối tháng, hãy phân tích mọi thứ và xem liệu bạn có ở trong giới hạn mà mình đã đặt ra hay không. Bạn sẽ nhìn thấy một bức tranh rõ ràng hơn về số tiền bạn chi tiêu cho những thứ bạn không cần, và bạn có thể lập kế hoạch ngân sách của mình tốt hơn cho tháng sắp tới.

Ảnh https://brightside.me/

Công cụ này giúp bạn theo dõi mọi khoản thu nhập và chi tiêu một cách rất đơn giản nhưng chi tiết. Mục tiêu cuối cùng là để tăng khoản tiết kiệm của bạn.

Ảnh https://brightside.me/

Nếu bạn còn dư tiền chi tiêu, hãy cố gắng đưa vào tài khoản tiết kiệm, hoặc để dành phần còn lại, hoặc đầu tư.

Những câu hỏi cần tự giải đáp

Không công nghệ, không tính toán phức tạp, chỉ cần tự hỏi bản thân những câu hỏi này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hơn.

  • Bạn kiếm được bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ chi tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn sẽ làm gì để mọi thứ tốt hơn?

Ảnh https://brightside.me/

Thay vì tập trung vào những gì bạn không có khả năng chi trả, bạn tập trung vào những gì quan trọng, thiết yếu cũng như những gì bạn có thể chi tiêu cho bản thân trong khả năng cho phép.

Nên có 2 cuốn sổ.

Sau khi bạn đã viết ra tất cả thu nhập, chi phí và khoản tiết kiệm của mình, hãy mua một cuốn sổ thứ 2. Một cuốn nhỏ hơn thuận tiện cho bạn, mang theo bên mình để ghi chép mọi lúc.
Ảnh https://brightside.me/
Hơn nữa hãy lập danh sách mua sắm mỗi khi bạn đi mua hàng tạp hoá, vì nó sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình.
Thói quen chi tiêu của bạn như thế nào? Nếu bạn đã sử dụng phương pháp này trước đây, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu? Hãy chia sẻ cho các bạn đọc Japo biết nhé.

AD
Xem thêm: