Câu chuyện kể về ”cây Thông thần kỳ” duy nhất sống sót sau trận sóng thần ở Nhật Bản

Có khoảng 70,000 cây Thông bên bờ biển Rikuzentakata đã bị cuốn trôi trong trận sóng thần vào tháng 3/2011. Kỳ lạ thay, vẫn có duy nhất 1 cây Thông đứng vững ở đó như tiếp thêm niềm hy vọng cho người dân nơi đây.

Trước khi xảy ra trận động đất, bên bờ biển Takata Matsubara dài khoảng 2km nằm ở thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate là địa danh thu hút khách du lịch nhờ vào 70,000 cây Thông tuyệt đẹp.

Ảnh https://lhprodblog.wordpress.com/2015/

Tuy nhiên sau trận thảm hoạ kép động đất sóng thần vào năm 2011, mọi thứ đều bị cuốn trôi, không chỉ rặng Thông, khoảng 90% bãi biển cũng biến mất do sóng thần và sụt lún từ trận động đất gây ra. Thế nhưng vẫn sót lại một cây Thông còn trụ vững và được đặt tên ”Cây thông thần kỳ” lẻ loi trên bờ biển.

”Chúng tôi không còn chút hy vọng nào vào thời điểm đó, vì vậy có một thứ còn sống sót giống như có một tia sáng chiếu xuyên qua bóng tối” Seiko Handa, 47 cho biết.

Nhưng hiện nay cây thông 250 tuổi đang chết dần, do nước mặn ngấm vào lòng đất trong trận sóng thần.

”Ngay từ đầu khi chúng tôi phụ trách chăm sóc cây, chúng tôi đã rất lo ngại về việc nó sẽ chết dần”, Kazunari Takahashi, một quan chức địa phương cho hay.

Ảnh https://www.designboom.com/

Ban đầu hàng Thông được trồng với mục đích chắn gió, cát và muối biển. Chúng được biết đến với tên gọi Takata-Matsubara, rừng Thông trải dài khoảng 2km dọc theo bờ biển và đã trở thành một trong những địa điểm nổi tiếng nhất ở miền Bắc Nhật Bản.

Nhưng bức tường nước cao gần 10m tràn vào, sau trận động đất 9,0 độ richter xảy ra ngoài khơi vào ngày 11/3/2011, đã xoá sổ cả vùng đất nơi có rừng Thông cùng với hơn 3,000 ngôi nhà trong thành phố.

Ảnh https://www.designboom.com/

Tổng cộng có khoảng 25,000 người đã chết trong thảm hoạ tại Đông Bắc Nhật Bản.

Hiện tại, giới chức thành phố đã bỏ hy vọng cứu sống cho ”Cây thông thần kỳ” còn sống sót.

Đã có cuộc bàn luận về việc lưu giữ bào tồn cây Thông ở nơi nó đứng, thậm chí ngay cả khi nó đã chết, như một đài tưởng niệm. Tuy nhiên việc lưu giữ cây Thông có thể phải tốn tới 300 triệu yên, trong khi thành phố đang ưu tiên nhu cầu tái thiết hơn.

Ảnh https://www.tokyotimes.com/

Cái chết của cây Thông đã khiến rất nhiều người nỗ lực tìm cách cứu, ít nhất là một phần của cây cho các thế hệ tương lai.

Takahashi cho biết: ‘‘Chúng tôi đã chiết một nhánh nhỏ của cây Thông, đây là cách để giữ cho cây Thông được sống mãi. Chúng tôi cũng thu thập quả Thông và một vài hạt còn sót lại để trồng”. Một công ty đã dùng hạt này để ươm giống, giới chức thành phố cũng hy vọng một ngày nào đó có thể dùng để trồng một khu rừng mới.

Ảnh https://www.designboom.com/

Ngoài ra, cây Thông biểu tượng sẽ sống mãi trên các đồng xu tưởng niệm thảm hoạ động đất sóng thần mà Chính phủ sắp phát hành, để gây quỹ tái thiết.

Những đồng xu 1,000 yên và 10,000 yên sẽ có hình ảnh của cây thông với đàn bồ câu bay bên trên.

 

 

 

”Chúng tôi đã quyết định dùng thiết kế này với hy vọng phục hồi lại miền Đông Nhật Bản, những chú chim bồ câu là hình ảnh biểu tượng cho bình yên ở nơi bị thiệt hại” – Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Jun Azumi giải thích khi công bố đồng xu mới.

Cây thông Rikuzentakata không phải là biểu tượng duy nhất của sự tái sinh sau thảm hoạ.

Ảnh Tokyoweekender.com/

Ở phía Nam, tại thành phố Kesennuma bị ảnh hưởng thiên tai nặng nề, một cây Thông đã bắt đầu mọc qua vết nứt bê tông, vươn mình giữa những ngôi nhà bị tàn phá, cách không xa khu vực rừng Thông khác đã bị cuốn trôi. Cây Thông non đã thu hút được rất nhiều sự chú ý, bởi dáng đứng thẳng cố gắng hướng lên bầu trời.

Thuý Vân
Xem thêm: