Lời nguyền rủa của một ngôi làng mà 90% dân cư gần như “bốc hơi” – Từ 80 hộ gia đình cho đến 30 phần mộ trơ trọi
Tại khu vực Kansai, ở khu vực nội địa của tỉnh Hyogo, thành phố Sasayama có một ngôi làng đã biến mất vào thời Edo.
Đó là Shuku-mura.
Đây là một ngôi làng trên núi, vào thời kỳ đông đúc nhất có khoảng 80 ngôi nhà, nhưng hiện tại ở nơi này chỉ có 30 phần mộ.
Ảnh https://tanba.jp/2018/10/地図から消えた村%E3%80%80祟り恐れ、住民ら毎年墓参り/
Vào thời Edo, nghề chính của những người sống trong làng là làm kakishibu (nước hồng ép).
Kakishibu là một loại chất lỏng có màu nâu đỏ được tạo ra bằng cách nghiền và ép những quả hồng xanh, sau đó lên men.
Ngoài tác dụng khử trùng và chống thấm, nước hồng ép còn được sử dụng như một loại dược phẩm.
Mặc dù người trong làng có giao lưu với các vùng lân cận, tuy nhiên vì bị khinh miệt, dân làng không được kết hôn với những người ở vùng khác. Thế nhưng do có 80 hộ gia đình trong làng nên cuộc sống vẫn được duy trì đều đặn qua từng thế hệ. Tuy nhiên, tại một thời điểm, toàn bộ làng bỗng dưng biến mất. Chỉ trong bảy năm kể từ năm 1848, số cư dân đã giảm xuống chỉ còn bảy hộ gia đình, và những cư dân khác đã chết.
90% cư dân chết chỉ trong bảy năm, một tình huống bất thường mà không ai rõ nguyên nhân. Tin đồn được nhiều người tin tưởng nhất là do bệnh truyền nhiễm, thế nhưng nếu là dịch bệnh, tại sao những ngôi làng lân cận lại không bị ảnh hưởng? Phải chăng những ngôi làng khác đã nguyền rủa làng Shuku-mura.
Thế nhưng chuyện trở nên thực sự kỳ lạ vào năm 1900.
Vào mùa thu khô hanh, lá cây khô cùng không khí thiếu độ ẩm là nguyên nhân gây ra cháy rừng. Cháy rừng là cơn ác mộng đối với những người sống trên núi, chúng cướp đi nhà cửa, công việc và cả sinh mạng trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng bù lại, những tàn dư của cháy rừng khiến đất đai tái sinh nhanh chóng và trở nên giàu dinh dưỡng hơn. Cháy rừng là hiện tượng tự nhiên, nhưng cháy rừng thường xuyên liên tục là chuyện khác. Kể từ năm 1900, nơi đây liên tiếp xảy ra những vụ cháy rừng.
Kề từ đây, câu chuyện về làng Shuku-mura lại một lần nữa được nhắc lại ở các ngôi làng khác. Phải chăng đó là sự trả thù?
Có lẽ những linh hồn bao lâu ngủ yên đã vì một lý do nào đó nổi giận.
Vì vậy, tất cả người dân ở các làng khác đã cùng nhau dọn dẹp Shuku-mura, xây dựng một ngôi Đền để tưởng niệm cho những người đã chết.
Những ngôi mộ nằm rải rác trong làng cũng được gom lại một chỗ, Sư thầy được mời đến thường xuyên để cầu nguyện.
Kể từ đó, không có vụ cháy rừng nào xảy ra trong khu vực này nữa.
Đến tận ngày nay, vào ngày đầu tiên của tuần Xuân phân, cư dân vẫn tập trung về Shuku-mura để tổ chức lễ tưởng niệm. Trước kia phong tục này bắt đầu tự sự khiếp sợ bị nguyền rủa, thế nhưng ngày nay, mọi người quây quần vì cảm thương cho những ngôi mộ trơ trọi và số phận của một ngôi làng đã từng rất ấm no.
Hiện nay ở Shuku-mura không còn ai sinh sống nữa. Thế nhưng di tích lịch sử và những câu chuyện truyền miệng chứng thực cho những con người từng sống ở đó, và vẫn được lưu truyền đến hậu thế.
Kengo Abe