Những thiết kế nhỏ nhưng mang đầy ý nghĩa nhân văn trong đời sống thường ngày tại Nhật Bản

Khi nhìn vết lõm trên hộp sữa này, bạn có đoán ra mục đích của nó là để làm gì không?

Thiết kế này dành cho những người khiếm thị, giúp họ có thể phân biệt được sữa nguyên chất và các đồ uống khác! Nhờ vào “dấu hiệu” này, người khiếm thị sẽ lựa chọn được đúng món mình cần. Trên vỏ các đồ uống như cafe sữa, sữa chua, sữa có hương khác, sữa ít béo sẽ không có vết lõm này. 

Ảnh https://press.ikidane-nippon.com/en/a00005/?fbclid=IwAR0b4G9HJYQtX94DL9V2jShU2dUSeU3g80HKD-M5Q_C6ZNZM_bWWIEMNAp0

Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã tiến hành một cuộc khảo sát và nhận ra rằng, người khiếm thị gặp khó khăn trong việc phân biệt sữa với các loại đồ uống khác. Bên cạnh việc hợp tác với nhà sản xuất để làm ra hộp sữa có vết lõm, họ còn đánh dấu cả chỗ mở hộp để người dùng dễ mở hơn và hạn chế làm đổ sữa. 

Không chỉ với những sản phẩm nhỏ như này, người ta còn thiết kế rất nhiều những chi tiết giúp cho cuộc sống của người khiếm thị trở nên dễ dàng hơn. Từ máy bán vé cho đến tay cầm của trạm xe, thang máy, cây ATM… đều có hướng dẫn bằng chữ nổi. 

Họ cũng làm ký hiệu giúp bạn phân biệt dầu xả với dầu gội đầu, cho dù trên chai ghi toàn tiếng Nhật, chỉ cần sờ lên chai là biết (dầu gội có thêm phần gờ, dầu xả không có). Những thiết kế này hữu ích đối với cả những người không biết tiếng Nhật. 

Trên nắp đồ uống có cồn sẽ có chữ nổi.

Ảnh https://press.ikidane-nippon.com/en/a00005/?fbclid=IwAR0b4G9HJYQtX94DL9V2jShU2dUSeU3g80HKD-M5Q_C6ZNZM_bWWIEMNAp0

Tại các cột đèn, họ cũng có nút bấm giúp kéo dài thời gian đèn xanh.

Trên đây chỉ là một trong những rất nhiều thiết kế có tính chi tiết và nhân đạo, mang lại sự thuận tiện cho cuộc sống của người khiếm thị nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung. Thật sự là một điều tuyệt vời và đáng học hỏi!

LINH
Xem thêm: