Tom Cruise rất ngầu, nhưng đây mới là phiên bản The Last Samurai mà người Nhật yêu thích

The Last Samurai là một bộ phim rất nổi tiếng được phát hành vào năm 2003 do Tom Cruise thủ vai chính. Mặc dù là người nước ngoài nhưng nhân vật này chiến đấu vì Nhật Bản, mọi người đã xem phim này chưa?

Theo quan điểm của người Nhật, tôi không chắc đây có phải là phim về Nhật Bản không…

Trong phim họ chỉ thể hiện được mặt tiền, những tưởng tượng về nước Nhật của người Mỹ, thế nhưng vì Tom Cruise rất có khí chất nên tất cả đều ổn. 

Trên thực tế, có một trường hợp giống như phim tồn tại trong lịch sử. Người này là người Pháp, tên Jules Brunet.

Vào cuối thời kỳ Edo – thời đại của các Samurai, Mạc phủ thân với Pháp. Để đáp ứng sự phát triển của thời đại mới về luật pháp lẫn quân sự, Chính phủ đã sử dụng Pháp làm hình mẫu. Trong thời kỳ đó, Brunet đã đến Nhật Bản với tư cách là một cố vấn quân sự.

Brunet là người lính ưu tú đã hoạt động rất tích cực trong Chiến tranh Mexico và được trao tặng huân chương cao quý nhất khi chỉ mới 24 tuổi.

Khoảng 1 năm sau khi Brunet triển khai một đội quân mang phong cách phương Tây tại Nhật Bản, nhờ sự huấn luyện, đào tạo kỹ lưỡng và nghiêm khắc, đội quân này đã trở thành thành đơn vị mạnh nhất Nhật Bản lúc bấy giờ.

“Tất cả là vì lợi ích của học trò!”

Vì tư tưởng này, Brunet rất được cấp dưới của mình yêu mến. Vào lúc đó, do sự xung đột giữa quân đội Mạc phủ và Chính phủ mới, chiến tranh Boshin đã nổ ra. Brunet cố gắng tham gia cuộc chiến với đơn vị mạnh nhất của ông, nhưng do vấn đề về khoảng cách địa lý nên ông đã không đến kịp cuộc chiến đầu tiên. Quân đội Mạc phủ bị đánh bại trong trận chiến tại Toba-Fushimi ở Kyoto, Brunet đã kêu gọi chiến đấu triệt để, nhưng quân đội Mạc phủ không tiếp tục cuộc chiến. 

Nhiều người cho rằng họ quyết định hành động rụt rè hơn để ngăn việc Nhật Bản trở thành một nơi hỗn độn do chiến tranh và giết chóc. Không rõ đâu là sự thật nhưng kết quả, quân đội Mạc phủ đã ngừng chiến đấu.

Brunet và các cộng sự của ông, những người được thuê làm cố vấn quân sự cho Mạc phủ, cũng được lệnh trở về nhà. Khi đang tham gia một bữa tiệc kêu gọi trở về của Đại sứ quán Ý, Brunet cùng 4 người thân cận rời khỏi bữa tiệc để chiến đấu cùng Enomoto Takeaki – dư đảng của Mạc phủ đang ở Tohoku. 

Tính cả Brunet có 5 người. 

Họ là những người hùng của Pháp, và nếu họ trở về nhà, họ có thể tận hưởng quãng đời còn lại của mình ở một vị trí đáng ghen tị. Nhưng thay vào đó, họ từ bỏ vị trí của mình, ở lại một vùng đất xa lạ như Nhật Bản để chiến đấu vì học trò. 

Hai tháng sau, Brunet nộp đơn từ chức lên cấp trên để không làm ảnh hưởng đến quê hương nước Pháp. Cấp trên biết rằng Brunet sẽ trốn khỏi bữa tiệc, nhưng ông đã giả vờ không thấy vì thấu hiểu hành động của Brunet. 

Quân đội Mạc phủ cũ đã bị đẩy đến Hokkaido trước đà tấn công của quân đội Chính phủ mới ở Tohoku. Họ thành lập một quốc gia gọi là Cộng hòa Ezo, nhưng do bị áp đảo về lực lượng nên đã bại trận. Takeaki Enomoto và những người lính khác đã giúp cho Brunet và đồng đội trốn khỏi Nhật Bản.

Brunet sau đó trở về Pháp an toàn. Tuy nhiên, Brunet phải chịu sự thẩm vấn khắt khe vì hành động trái với lệnh của Chính phủ Pháp. Đúng vào thời điểm đó, đơn từ chức Brunet đã nộp cho cấp trên của mình lúc trước được đưa ra.

Sau khi thấy được sự nhiệt tình và hào hiệp mà Brunet dành cho nước Nhật, người ta xem ông như anh hùng và không đề ra hình phạt nào quá nặng nề dành cho ông.

Sự khác biệt lớn giữa đời thực với bộ phim là mối quan hệ giữa Brunet và Nhật Bản không kết thúc ở đây. Brunet đã tiếp tục nghĩa vụ của mình và sau này trở thành Tham mưu trưởng, hỗ trợ quân đội Nhật Bản trong trận chiến với Trung Quốc. Ông được Chính phủ Nhật Bản tặng thưởng huân chương vào năm 1895. Vào thời điểm đó, đây là huân chương cao quý nhất Nhật Bản từng trao cho một người nước ngoài. Chính Takeaki Enomoto, người cùng Brunet chiến đấu đã đề xuất trao huy chương cho ông.

Dù thua trận nhưng Enomoto cũng tích cực hoạt động bên Chính phủ mới và được thăng thành nội các. Tình bạn của họ tiếp tục bền chặt sau khi Brunet trở về nước. 

Brunet mất tại Paris năm 1911, trong những năm cuối đời, ông chăm sóc những người lính Quân đội Nhật Bản đang đóng quân tại Pháp.

Kengo Abe
Xem thêm: