“Bản chất” của dân Tokyo gốc – không thể giữ được tiền, bốc đồng thích cãi cọ….

Các bạn có từng nghe qua từ “Edokko” không?

Đây là từ để chỉ những người lớn lên ở khu phố buôn bán của Tokyo, nơi đã tồn tại được 3 thế hệ. Diện tích của Edo nhỏ hơn Tokyo hiện tại, hãy xem qua bản đồ nhé.

Ảnh https://ameblo.jp/dontracy/entry-10890436605.html

Asakusa, Kanda và Nihonbashi là các khu vực chính, còn Akasaka và Azabu là rìa của Edo ở phía Tây. Shinjuku và Shibuya là những ngôi làng riêng lẻ vào thời điểm đó, vì vậy những người xuất thân từ đây không được gọi là Edokko. 

Mẹ tôi là người Edokko, bố tôi đến từ tỉnh Iwate, vì vậy tôi lai giữa Edo và Iwate.

Người Eddokko có 1 đặc điểm là không thể tiết kiệm tiền, bạn có biết không?

“Đến tối đã không còn một xu dính túi”

Câu nói rất “ngầu” này xuất phát từ người Edokko, nghĩa là ‘tôi sẽ tiêu sạch số tiền nhận được trong một ngày!” – Câu nói này xuất phát từ một số người sống buông thả. 

Nói là “ngầu” nhưng sống như vậy là không nên đâu nhé. 

Tôi là người lai giữa hai vùng. Thời đó, có rất nhiều Edokko uống rượu đến kiệt sức và nằm ngủ ven đường. Họ chính là loại người “đến tối đã không còn một xu dính túi” trong câu nói trên. 

Nhưng thời nay khác nhiều rồi nhỉ !

Có tổng cộng 1,1 triệu người sống ở Edo, bao gồm 500.000 người dân trong thị trấn, 500.000 samurai, dân ở Đền thờ và 100.000 người ở những nơi khác.

Ở các thành phố Châu Âu cùng thời đại, London có 700.000 người, Paris có 500.000 người và VienNam có 250.000 người, vì vậy Edo là thành thị đông dân nhất thế giới thời điểm đó.

Khi ấy, ở các thành phố của Châu Âu, con người sống chen chúc với rác thải, đường xá rất hôi thối. Có thông tin rằng vì lý do này nên nước hoa đã ra đời. 

Mặc khác, tại Edo, rác được tái chế một cách triệt để, phân cũng vậy, bởi thế nơi đây hầu như không tạo ra rác và quy mô dân số mới lớn được như vậy. 

Đây là một thành thị tuyệt vời, duy chỉ có 1 vấn đề lớn. Vấn đề liên quan đến hỏa hoạn!

Hầu hết nhà ở Edo đều được làm bằng gỗ. Với một siêu đô thị có 1,1 triệu dân, họ sống dày đặc đến mức không có khoảng cách giữa các nhà. Một vấn đề lớn hơn nữa là khí hậu mùa Đông. Mùa đông ở Edo khá khô, gió lạnh từ phương Bắc thổi mạnh khiến thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

Thử tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra nếu có một đám cháy?

Gỗ khô rất dễ cháy lan, và gió có thể làm ngọn lửa cháy lan cùng một lúc.

Người ta nói rằng, cứ 5 năm thì sẽ có 1 lần xảy ra hỏa hoạn ở Edo. Đây là những “lính cứu hỏa” ở Edo thời bấy giờ. 

Là “lính cứu hỏa” nhưng lại không dùng nước để dập lửa. Nếu phun nước thì sẽ không kịp nên họ phải…phá nhà bên cạnh để đám cháy không lan ra. Nếu phá nhà chậm, đám cháy sẽ lan rộng qua từng nhà và bùng lớn lên. Vì vậy công việc của “lính cứu hỏa” thời Edo cơ bản là “phá nhà phá cửa”. 

Chính vì công việc nghe có vẻ rất ngầu này nên mới có câu:

“Hoả hoạn và cãi cọ là tinh hoa của thành Edo”.

Câu này ý bảo hoả hoạn như một loại “đặc sản” của vùng này vậy. Mặt khác còn để ám chỉ tính khí nóng nảy dễ gây sự cãi nhau của dân Edo. Nhưng cãi hôm trước, hôm sau lại vui vẻ uống rượu làm hoà.

Có lẽ vì lý do này, nhiều người mới hình thành tính không biết để dành tiền. Có thể họ nghĩ rằng, chỉ cần xảy ra hỏa hoạn họ sẽ mất trắng. Nếu làm việc chăm chỉ hôm nay thì nhận được tiền để tiêu vào hôm nay. Tương tự, ngày mai thì nhận tiền của ngày mai.

Tại một thành phố lớn như Edo, có rất nhiều các loại công việc khác nhau. Tôi tự hỏi rằng liệu có ai trăn trở về chuyện tìm việc làm không? Suy nghĩ phải để dành tiền kiếm được hôm nay là suy nghĩ của người nghèo, ai đó đã nói như vậy. Chắc hẳn những người nói ra câu này trở thành người nghèo cũng chính vì thế. 

Lúc đó chưa có ngân hàng, tiền lại bằng kim loại nên nặng và khó mang theo nhiều bên người. Mang nhiều tiền bên người rất nguy hiểm vì ở Edo lúc bấy giờ có rất nhiều trộm cắp và cướp giật. Vậy chỉ còn cách cất ở nhà, nhưng nghĩ đến việc mọi thứ sẽ mất hết nếu xảy ra cháy nhà thì tốt nhất vẫn là tiêu hết – Tôi cũng hiểu được tâm lý này. 

Bên cạnh đó, người Edo cũng có một số đặc điểm khác như nhút nhát, độc mồm độc miệng. Phương ngữ của người Edo cũng khá khó và phương ngữ Yamanote được sử dụng bởi các Samurai là một phương ngữ cao quý, thuận theo dòng chảy của phương ngữ Kyoto.

Phương ngữ Edo được người dân thị trấn sử dụng, phương ngữ này được cho là khá mỉa mai và châm biếm. 

Edo đã trở thành Tokyo và Tokyo thậm chí còn biến đổi mạnh mẽ hơn khi ngày càng có nhiều người chuyển đến. Ngày càng có nhiều người lai giống như tôi, không còn nhiều Edokko nữa. Tokyo đang mất dần đi những đặc điểm cũ.

Tôi hy vọng rằng bên cạnh việc phát triển, người Nhật vẫn sẽ tiếp tục bảo tồn văn hóa Edo

Kengo Abe
Xem thêm: