Kịch bản khủng khiếp nào sẽ xảy ra nếu núi Phú Sĩ phun trào sau 300 năm ngủ yên…

Chắc hẳn các bạn đã biết điều này: Phú Sĩ là ngọn núi lớn nhất Nhật Bản. Núi Phú Sĩ thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới, không phải vì chiều cao mà vì vẻ đẹp diễm lệ từ dáng núi.

So với dãy Himalaya, núi Phú Sĩ nhỏ hơn nhiều, nhưng nhờ hình dáng đẹp, núi Phú Sĩ trở nên nổi bật hơn. Himalayas được hình thành do sự va chạm giữa các lục địa, nhưng núi Phú Sĩ lại được hình thành do phun trào. Khi sự phun trào xảy ra, dung nham chảy ra và đông đặc, trở thành ngọn núi nhỏ. Quá trình này lặp đi lặp lại, kết quả chúng ta có núi Phú Sĩ của ngày nay. Vì lý do trên, con dốc thoai thoải nên thơ đã được hình thành. 

Người ta cho rằng núi Phú Sĩ sắp phun trào trở lại, vì mặc dù tần suất phun trào ít thường xuyên hơn trước, nhưng đã 300 năm núi Phú Sĩ chưa phun trào một lần nào. Tại thời điểm trận động đất lớn năm 2011 đã gây ra những biến đổi kỳ lạ với ngọn núi.

Bên dưới núi lửa, có một khoang chứa Mắc-ma. Khi Mắc-ma tích tụ đến một mức độ nhất định, đá trên trần sẽ bị vỡ nát gây ra hiện tượng phun trào. Bốn ngày sau trận động đất năm 2011, người ta xác nhận rằng trần của buồng Mắc-ma trong núi đã bị nứt do tác động của trận động đất.

Ngoài ra, 2021 là năm nhiều ngọn núi lửa phun trào trên thế giới. Vì Mắc-ma chuyển động trên quy mô toàn cầu, nên tất nhiên ắc-ma của núi Phú Sĩ cũng hoạt động. Khi trận động đất lớn tiếp theo xảy ra, e rằng núi Phú Sĩ sẽ phun trào ngay lập tức. 

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi núi Phú Sĩ phun trào?

Đầu tiên, những viên/tảng nham thạch khổng lồ sẽ bắn ra khắp nơi.

Ảnh https://yamahack.com/2440

Động lực phun trào của Mắc-ma lớn đến mức đáng kể, nó sẽ thổi bay những tảng đá lớn. Tảng đá to như trong hình sẽ không bay xa nhưng một quả nham thạch 20cm có thể bay xa đến 10km!

Dòng pyroclastic tuôn chảy với tốc độ nhanh chóng.

Dòng pyroclastic này đáng sợ hơn cả Mắc-ma. Hơi nóng tấn công chân núi với vận tốc 100km/h. Tất cả những ngôi nhà trong lưu vực sẽ bị phá hủy, trong trường hợp dòng chảy cuốn theo người sẽ không cứu được.

Mắc-ma trào ra. Tiếp đến là dòng dung nham. 

Nhiệt độ của những dòng dung nham là 1200 độ, đáng sợ đúng không. Nhưng tốc độ chảy của dung nham thực ra chỉ bằng với tốc độ đi bộ của con người nên không cần lo lắm. Tuy nhiên, thiệt hại về công trình là khó tránh khỏi.

Trên thực tế, không có nhiều người dân sống dưới chân núi Phú Sĩ, vì vậy những vấn đề trên không thực sự đáng lo ngại. Vấn đề lớn nhất là ở đây. 

Tro núi lửa! 

Tro nhẹ và nhỏ nên sẽ bị gió thổi bay. Tro rơi trên ruộng lúa khiến lá cây không tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, cây kém phát triển. Tro mịn dễ dàng xâm nhập vào các thiết bị điện tử, gây trục trặc, hỏng hóc. Tro bụi dù có rơi xuống các tòa nhà cũng không sao vì nhẹ, nhưng nếu với điều kiện trời mưa, chúng sẽ trở thành tro mưa. Tro mưa khá nặng sẽ làm sập các công trình có cấu trúc yếu.

Nếu tro bay vào động cơ máy bay sẽ khiến động cơ ngừng hoạt động. Tro bám trên đường ray tàu hỏa cũng cực kỳ nguy hiểm. Tro có thể ngấm vào nước và nước thải, gây tắc đường ống dẫn nước. 

Tro núi lửa thực sự là một cơn ác mộng vì nó có thể lan ra phạm vi rộng. Tùy thuộc vào hướng gió, đám tro có thể bao bọc cả một khu vực đô thị.

Rắc rối là điều không thể tránh khỏi nếu tro rơi xuống và tích tụ ở Tokyo. Không đơn giản quét dọn là sẽ giải quyết được vấn đề, nếu núi lửa tiếp tục phun trào, lượng tro cực lớn vẫn tiếp tục sinh ra. Không có hồi kết…

Cái đáng sợ khi núi Phú Sĩ phun trào không phải là dòng nham thạch như chúng ta vẫn nghĩ mà là tro núi lửa có khả năng lan rộng. 

Có lẽ rồi sẽ đến lúc núi Phú Sĩ phun trào, nhưng ngay bây giờ chúng ta cần đối phó với dịch COVID-19 trước đã nhỉ. 

Kengo Abe
Xem thêm: