Bài học kinh doanh thời Edo, từ “cho mượn” Ô miễn phí đến lợi nhuận lớn
Cách đây 150 – 200 năm, Tokyo thời bấy giờ được gọi là Edo và là trung tâm Nhật Bản.
Trong bài viết này, Japo sẽ nói về câu chuyện kinh doanh cho thuê ở Edo thời xưa.
Hiện nay, việc đăng ký trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn, đây có thể xem là một hình thức kinh doanh cho thuê đã được cải tiến để phù hợp với thời đại mới.
Không lâu trước đây, DVD hay CD thường được thuê tại các cửa hàng cho thuê. Ở Nhật Bản, văn hóa cho thuê rất phổ biến, không chỉ thế hoạt động này đã phát triển mạnh mẽ kể từ thời Edo.
Nghe nói rằng thời đó, người ta cho thuê sách, Kimono và thậm chí là khố.
Có những công ty cho thuê đã trở nên cực kỳ thành công, vẫn còn hoạt động đến tận bây giờ, trong đó có hai cửa hàng bách hoá lớn. Một cửa hàng có tên là Mitsukoshi Department Store, cái còn lại là Daimaru Department Store. Hai cửa hàng này nằm ở trước nhà ga và bán rất nhiều sản phẩm chất lượng cao. Nghe nói trước khi thành công như thế này, họ đã bắt đầu bằng việc cho thuê ô.
Ô của thời Edo có hình dạng như thế này.
Chiếc ô được làm bằng cách dán giấy lên khung tre, phết một lớp dầu chống thấm nước. Kiểu dáng của ô rất tinh tế, đẹp mắt.
Thế nhưng ban đầu, chiếc ô có kiểu dáng rất đơn giản, chủ yếu dùng để che mưa. Khi trời mưa, người Nhật xưa sẽ che ô trên đầu, dưới thân mặc áo mưa gọi là Mino (箕), được đan bằng thân cây.
Tuy nhiên về sau những chiếc ô sặc sỡ hơn xuất hiện và nhanh chóng trở nên phổ biến. “Mình cũng muốn có một chiếc ô đẹp để đi mưa”- bắt đầu nhiều người có suy nghĩ như vậy, cũng giống như việc các cô gái trẻ thuê đạo cụ chụp ảnh sành điệu và chia sẻ trên Instagram thời nay.
Nhưng chiếc ô cho thuê lại có giá khá xa xỉ. Quy đổi ra giá hiện đại là 20000 Yên! Một người thợ mộc có giá cao vào thời Edo kiếm được 15000 Yên mỗi ngày, điều này đủ để bạn hình dung độ “đắt” của chiếc ô này. Đa số nghề nghiệp thời bấy giờ kiếm được khoảng 5000 Yên, vì vậy giá của chiếc ô khá đắt so với thu nhập của họ. Do đó, người ta sẽ sửa ô nhiều lần để có thể sử dụng lâu dài.
Những chiếc ô cũ sẽ được mua lại và gửi đi sửa. Bộ khung làm bằng tre được giữ nguyên, giấy tẩm dầu trên chiếc ô sẽ được tái chế bằng cách mang đi làm giấy gói thịt. Người dân Edo tái chế rất tốt và hầu như không lãng phí thứ gì.
Công ty đã “nâng cấp ngoại hình” cho những chiếc ô là Mitsui Echigoya, hiện nay là Cửa hàng bách hóa Mitsukoshi. Công ty này bán Kimono, cửa hàng của họ có thể ví như Zara và UNIQLO thời Edo vậy.
Dù ý tưởng này khiến cửa hàng nhộn nhịp hơn, nhưng đó cũng chỉ là ý tưởng bất chợt khi nhìn về khách hàng. Mục đích ban đầu là vì chủ cửa hàng thấy tội nghiệp cho những khách hàng chỉ mua ô vì sợ ướt do mưa bất chợt. Họ muốn khách hàng của mình cũng có thể dùng ô một cách thời trang (chứ không chỉ để che mưa).
Thế nhưng, trớ trêu thay, vì ô đắt tiền nên ít người chịu mua ô khi trời mưa bất chợt. Sau đó họ nghĩ đến việc cho thuê ô. Nói là cho thuê nhưng thực ra là miễn phí. Họ sẽ cho những khách hàng thuê Kimono mượn ô miễn phí sau đó trả lại khi trời nắng.
Mục đích là để khi trả ô, trong lúc trò chuyện với nhân viên, khách hàng sẽ vô thức muốn mua một thứ gì đó. Dịch vụ này không chỉ dành cho những khách hàng đến cửa hàng mà còn cho những người qua đường. Mong muốn có càng nhiều người sử dụng ô càng tốt không xuất phát từ tinh thần hào phóng đơn thuần của người chủ cửa hàng này. Trên chiếc ô có một logo lớn của cửa hàng. Người dân sử dụng chiếc ô có logo lớn này chính là một hình thức quảng cáo tuyệt vời. Việc này giống như quảng cáo bằng cách sơn lên xe buýt hoặc in logo lên áo mưa thời nay vậy.
Cách này thậm chí còn hiệu quả hơn cả các quảng cáo thời nay. Đúng là thiên tài! Công ty Mitsui Echigoya này đã trở thành Cửa hàng bách hóa Mitsukoshi. Ở Kansai, công ty vận hành với phương pháp tương tự đã trở thành cửa hàng bách hóa Daimaru và vẫn đang phát triển tốt.
Kiếm lợi nhuận lớn, khởi đầu bằng việc cho thuê miễn phí. Có lẽ chúng ta nên học theo những thương gia thiên tài của thời Edo ngay thôi.
Kengo Abe