Mất nơi ở do giải toả lần đầu vì Olympic 1964 – 50 năm sau định mệnh trớ trêu lặp lại với cụ ông Kohei Jinno
Khi bị giải toả nhà lần đầu vì Olympic 1964, cụ ông Kohei Jinno rất buồn nhưng tự hào và hãnh diện vì sự đóng góp của mình cho nước nhà.
Tuy nhiên 50 năm sau, định mệnh lặp lại khi nhà của ông bị giải toả lần 2. Lúc này Kohei Jinno ở vào tuổi 80, thái độ cũng thay đổi hoàn toàn.
Ảnh https://www.abc.net.au/
”Thật khó thể rời đi”, cụ ông Kohei Jinno 87 tuổi cho biết “Đó là nơi chúng tôi đã sinh sống rất lâu”.
Năm 2013, để phục vụ Olympic vào mùa Hè 2020, chính quyền Tokyo quyết định giải toả khu phố Kasumigaoka có khoảng 200 hộ gia đình. Trong đó có rất nhiều người đã dành hơn nửa cuộc đời tại đó, bao gồm cả những người lớn tuổi như cụ Kohei Jinnon.
Cụ Kohei Jinno chia sẻ ”Giá mà họ nói ông được yêu cầu chuyển đi nơi khác, ông hợp tác với chúng tôi nhé, nhưng không, họ làm theo kiểu chúng tôi sắp tổ chức Olympic nên ông cần rời khỏi đây”.
Đây là lần thứ 2 cả gia đình ông phải chuyển nhà vì Olympic. Nhà của ông Kohei Jinno bị san bằng, nhường chỗ cho sân vận động và công viên. Cả gia đình 4 người chuyển đến căn trọ và sống bằng nghề rửa xe.
Một năm sau, ông Kohei Jinno dọn đến khu nhà ở xã hội và mở lại cửa hàng bán thuốc lá.
”Tôi không bao giờ hết người để nói chuyện” ông Kohei Jinno nói, kể về khoảng thời gian này.
Ảnh https://www.abc.net.au/news/2021-07-02/tokyo-man-evicted-twice-olympic-construction/100264270
“Tôi kê một cái ghế dài ra, vừa đủ cho 3 hoặc 4 người có thể ngồi, bọn trẻ hay tới tiệm và đem theo bài tập về nhà, đôi lúc tụi nhỏ xin lời khuyên nếu chúng gặp khó khăn.”
Năm 2013, chính quyền Tokyo thông báo giải toả khu chung cư, nhưng mãi đến 2016 cả nhà ông Kohei Jinno mới thực sự rời đi. Cả nhà chuyển đến một khu nhà ở xã hội nhưng cộng đồng cũ thì đã mỗi người một phương.
”Chúng tôi nhận được 170,000 yên trợ cấp. Bạn có thể làm gì với chừng đó? Tôi chỉ biết cười. Phải mất 1 triệu yên mới đủ để chuyển đi” Ông Kohei Jinno than thở.
Một quan chức của chính quyền thành phố Tokyo xác nhận 170,000 yên là số tiền đền bù tiêu chuẩn trong tình huống đó.
”Chúng tôi được dạy để trở nên lịch sự nhất có thể, thế nhưng với một số người đã sống lâu ở khu phố đó, các quan chức có vẻ rất lạnh lùng”, ông nói thêm, và đề nghị giấu tên với truyền thông.
Cuối năm 2018, bà Yasuko, vợ của ông Kohei Jinno, lúc này đã trở nên rất ”cô đơn và chán nản” sau khi bị giải toả nhà lần 2, bà qua đời ở tuổi 84. Cụ ông Kohei Jinno do đó mà càng buồn bã hơn, ông hiện chuyển sang sống cùng con trai ở phía Tây Tokyo, tuy nhiên vẫn nhớ về khu phố cũ.
Ảnh https://www.thetimes.co.uk/article/olympics-biggest-loser-elderly-man-dreads-seeing-home-demolished-again-zzg6lv570kf
Cứ vài tháng 1 lần, ông Kohei Jinno lại về thăm phố cũ, ngày nay là một sân vận động. Khu nhà cũ của ông đã trở thành công viên nhỏ với các biểu tượng của Olympic, nơi du khách thường tạo dáng và chụp ảnh lưu niệm.
Theo tin từ Reuters, cuộc đời của cụ ông Kohei Jinno như gặp phải một định mệnh mang tên Olympic. Dù đã bị Olympic làm xáo trộn cuộc sống, ông vẫn mong sự kiện sẽ thành công.
Tuy nhiên mỗi khi trở về nhà cũ, nhìn lại những hàng cây dọc theo con phố không thay đổi chút nào, lòng ông cụ lại dâng lên bao nỗi nhớ nhung, xót xa và cô đơn, buồn bã.
Thế vận hội mùa Hè dự kiến vào tháng 7 và 8 năm 2020, tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Chính phủ Nhật Bản buộc hoãn lại 1 năm.
Có rất nhiều lời chỉ trích và bình luận kêu gọi Chính phủ huỷ bỏ Thế vận hội trong bối cảnh thiệt hại về kinh tế do Covid-19 gây ra. Những bình luận này ngày càng tăng khi số ca nhiễm mới tăng trở lại trong những tuần trước lễ khai mạc
yuki