Mitsuye Endo – Người phụ nữ đóng vai trò then chốt trong việc chấm dứt các Trại tập trung Nhật Bản

Mitsuye Endo là một nữ anh hùng thầm lặng, cô là nguyên đơn duy nhất thắng vụ kiện đã dẫn đến quá trình chấm dứt việc giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai.

Cuộc sống trước khi vào trại tập trung:

Endo sinh ngày 10 tháng 5 năm 1920, tại Sacramento, California, cha mẹ là người Nhật nhập cư. Cô tốt nghiệp trường Trung học Sacramento.

  • Endo theo học trường thư ký và bắt đầu làm việc với Sở Phương tiện Cơ giới California
  • Sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng năm 1941, Hội đồng Nhân sự Bang California đã sa thải tất cả các nhân viên người Mỹ gốc Nhật vào mùa xuân năm sau.
  • Vào ngày 19 tháng 2 năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ký Sắc lệnh hành pháp 9066, dẫn đến việc “tái định cư và tống giam hơn 120.000 người Mỹ gốc Nhật”.
  • Endo và gia đình được gửi đến Trung tâm Hội nghị Sacramento và sau đó chuyển đến một trại tập trung ở Tule Lake, California.

Ảnh https://twitter.com/DenshoProject/status/1391845425779417088/photo/1

Vai trò của Mitsuye Endo trong vụ kiện:

Theo Densho Encyclopedia, Endo là một trong 63 nhân viên, trong số khoảng 300 đến 500 nhân viên, tìm cách đòi lại công lý với sự hỗ trợ của Liên đoàn Công dân Người Mỹ gốc Nhật và sự giúp đỡ của luật sư James Purcell. Nhân lúc quyết định tái định cư và tống giam kích động một cuộc tranh cãi khi Endo bị giam giữ, Purcell đã giúp “chống lại quyết định giam giữ thông qua một bản khiếu nại habeas corpus.” (Habeas Corpus là Luật cấm bắt giam người trái pháp luật hay còn gọi là Luật bảo thân, được Nghị viên Anh thông qua năm 1679 dưới thời vua Charles II)).

Nền tảng phương pháp luận của trường hợp Endo: Với việc Endo từng làm nhân viên văn thư cho bang California, anh trai cô đang ở trong quân đội và bản thân cô chưa bao giờ đến Nhật Bản khiến Endo trở thành trường hợp “hoàn hảo” để “phản đối việc giam giữ”.

Endo là nguyên đơn duy nhất chọn ở lại trong tù để đảm bảo rằng vụ án sẽ có hiệu lực, ngay cả khi Cơ quan Di dời Chiến tranh (WRA) đưa ra lời đề nghị tự do với cái cớ rằng cô ấy không thể trở lại Bờ Tây sau đó.

Ảnh https://calisphere.org/item/d5c27251e67b97d159f598c577014e81/

Endo là “người phản đối nữ duy nhất” của Sắc lệnh 9066 có vụ kiện được đệ trình lên Tòa án tối cao. Đơn kiện đầu tiên của cô đã bị bác bỏ mà không có lời giải thích sau một năm tại Tòa án Quận, nhưng Purcell đã kháng cáo quyết định.

Tòa phúc thẩm đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao để có quyết định cuối cùng, sau đó phán quyết được đưa ra có lợi cho Endo. Phán quyến này cũng đã chấm dứt việc giam giữ người Nhật vì những người Mỹ gốc Nhật “được thừa nhận là trung thành”.

Thẩm phán Tòa án Tối cao Frank Murphy tuyên bố rằng “Việc giam giữ những người có nguồn gốc Nhật Bản bất kể lòng trung thành hay không chỉ không được phép bởi Quốc hội hoặc Cơ quan Hành pháp, mà còn là một ví dụ về vấn đề sử dụng vi hiến để phân biệt chủng tộc.

Trong ảnh là  Fred Korematsu – người thách thức lệnh giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong trại tập trung trong Thế chiến II nhưng thất bại. Án lệ Korematsu được các học giả môn Luật Hiến pháp Hoa Kỳ đánh giá là một trong những án lệ tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (ảnh https://www.luatkhoa.org)

Endo cũng là nguyên đơn duy nhất thắng kiện trong các vụ án liên quan đến trại tập trung với phán quyết nhất trí có lợi cho nguyên đơn. Chiến thắng của cô đã dẫn đến quá trình chấm dứt việc giam giữ những người Mỹ gốc Nhật và “buộc Chính phủ phải công nhận tính vi hiến trong các hành động của họ.”

Hệ quả:

Mặc dù trường hợp của Endo cho phép những người Mỹ gốc Nhật “trung thành” thoát khỏi các trại tập trung, những người bị coi là không trung thành vẫn chưa được thả cho đến ngày 20 tháng 3 năm 1946.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Brian Schatz đã đề cử trao Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 2015 trong một lá thư gửi cho Tổng thống Obama cho Endo, mô tả cô ấy là “một người bình thường đã đưa ra lựa chọn phi thường, từ bỏ tự do của chính mình để đảm bảo quyền của 120.000 người Mỹ gốc Nhật bị bỏ tù oan mà không được hưởng lợi theo thủ tục tố tụng ”.

Endo gặp gỡ chồng mình là Kenneth Tsutsumi ở Trung tâm Di dời Chiến tranh Topaz. Cô bắt đầu làm thư ký cho Ủy ban về Quan hệ Chủng tộc. Hai người chuyển đến Chicago vào năm 1946 và có ba người con. Endo qua đời vì bệnh ung thư vào ngày 14 tháng 4 năm 2006, hưởng thọ 85 tuổi.

 

Sacchan
Xem thêm: