Những bí ẩn ở Aomori không rõ là sự thật, trò đùa dai hay lời nói dối đầy ác ý…
Hoặc cũng có thể đây chính là sự thật?
Một bí ẩn vẫn chưa được chứng thực…
Trong bài viết này, hãy cùng Japo tìm hiểu những câu chuyện xảy ra ở tỉnh Aomori, nơi Cực Bắc của Honjima – đảo chính của Nhật Bản.
Ảnh https://intojapanwaraku.com/travel/48641/
Tại sao mộ của Chúa lại được đặt ở nơi này? Làm sao có chuyện đó xảy ra được? Vậy mà ở đây người ta vẫn luôn truyền nhau như vậy.
Chưa hết, trong câu chuyện mà các bạn đều biết, có cảnh Chúa Giê-su bị một ngọn giáo đâm trên đồi Gorgoda và bị giết, nhưng câu chuyện được kể ở nơi này lại hơi khác một chút.
Trong câu chuyện ở đây, người bị giết là em trai của ông. Sau đó Chúa được các môn đồ cứu sống và trốn sang Nhật Bản. Không ai hiểu tại sao họ lại chọn Nhật Bản và làm sao di chuyển với khoảng cách địa lý xa như vậy được.
Ngôi mộ này có 2 phần, một phần là của Chúa, phần còn lại dành cho em trai ông.
Sau khi Chúa chạy đến vùng đất này, ông sống đến 106 tuổi và có 3 đứa con. Điều đó đồng nghĩa với việc Chúa có hậu duệ.
Có tin đồn rằng gia đình ông Sawaguchi là hậu duệ của Chúa với những đứa con mắt xanh, mũi cao, nhìn không giống người Nhật. Cũng có một Tengu có hình dáng không giống người Nhật sống ở đó.
Ngoài ra, có một điều còn bí ẩn hơn.
Ở khu vực này có một điệu nhảy tên Nanyadoyara. Đây là một điệu Bon Odori vừa nhảy vừa hát, lời bài hát khá huyền bí.
Nanya Doyala Nanya Dona Saleno Nanya Doyala
Trong tiếng Nhật, câu hát này không có nghĩa. Nhưng khi một bác sĩ thần học sống ở Mỹ nghe được bài hát này, ông nói giai điệu bài hát giống như một bài hát cổ của người Do Thái với ca từ ca ngợi Chúa bằng tiếng Do Thái.
Hơn nữa, hiện ngôi mộ này nằm ở làng Shingo, nhưng trước đây, làng có tên là Herai, phát âm giống Heburai (tiếng Do Thái).
Ngoài ra, ở khu vực này có một phong tục, họ sẽ vẽ một hình chữ thập bằng mực đen lên trán em bé mới sinh. Khi chôn người đã khuất, một cây thánh giá sẽ được dựng trên mộ trong vòng 3 năm.
Bên cạnh đó cũng có những tập quán như vẽ thánh giá lên trán để chữa tê chân. Tuy nhiên, ở khu vực này không có nhà thờ và không có con chiên nào cả.
Một số gia đình sử dụng “Ngôi sao của David” – hiện đã trở thành dấu ấn của Isarel làm gia huy (huy hiệu riêng của dòng họ).
Trong phương ngữ đặc biệt nơi đây, người cha được gọi là Aya, người mẹ được gọi là Appa – giống như ngôn ngữ của Isarel.
Thông tin thêm: Dân số làng Shingo là 2500 người, Chúa đã từng sống trong ngôi làng có tỷ lệ sinh giảm và dân số già này sao? Bạn có tin không?
Mộ Phật Thích Ca
Ở Aomori còn có mộ của Phật Thích Ca, ngôi mộ này nằm ở Bouju-san. Có một số giả thuyết như sau.
Đức Phật từ Ấn Độ đã đến núi Bonju để tu hành, vào những năm cuối đời, ông quay lại đây lần nữa để chấm dứt nghiệp của mình. Giả thuyết này không đáng tin lắm vì nó không chỉ ra được vì sao Đức Phật lại đến Nhật Bản.
Vẫn còn một giả thuyết hợp lý hơn.
Một nhà sư Nhật Bản đã đến Trung Quốc tu hành và trở thành đệ tử của Đường Tăng (người được biết đến qua truyện Tây Du Kí). Đường Tăng đã yêu cầu đệ tử của mình chôn cất tro cốt của Đức Phật ở Nhật Bản, vậy nên tro cốt của Đức Phật được chia ra và chôn cất trên núi Bonju.
Có một ngôi mộ trong lòng núi Bonju, kỳ lạ thay, xung quanh ngôi mộ không mọc cỏ dại. Có rất nhiều lời đồn thổi về những quả cầu lửa bí ẩn, ngoài ra còn có nhiều lễ hội gắn liền với việc này.
Aomori rất nhiều địa điểm linh thiêng, bạn nên đến khám phá khi có cơ hội nhé !
Kengo Abe