“Hội Tam Điểm” của Nhật Bản – Bí ẩn tin đồn về tổ chức ngầm bảo vệ Nhật Bản từ phía sau

Con người thường có cảm giác sợ hãi, đồng thời hào hứng với những điều nằm ngoài hiểu biết của họ. Đó là lý do nhiều người có hứng thú với các hội nhóm bí mật. Nhắc đến hội nhóm bí ẩn, một trong những tổ chức bí mật nổi tiếng là Hội Tam Điểm.

Nhìn bên ngoài, Hội Tam Điểm không có gì bất thường. Thế nhưng nhiều giả thuyết cho rằng đây là tổ chức bí mật thống trị thế giới với nhiều hoạt động đáng ngờ.

Chưa có giả thuyết nào được chứng minh, do đó không ai biết chúng là sự thật, hay chỉ là lời đồn.

Tại Nhật Bản có một tổ chức có thể xem như “Hội Tam Điểm” của Nhật đó là 八咫烏 – Yatagarasu (Yatagarasu là Quạ 3 chân, con vật xuất hiện trong Thần thoại Nhật Bản).

Ảnh https://ameblo.jp/nayuu-0000/entry-12438746058.html

Yatagarasu là sứ giả được Thần phái đi làm nhiệm vụ dẫn đường cho Thiên hoàng đến lập quốc ở Yamato, nay là tỉnh Nara. Linh vật cũng được sử dụng làm biểu tượng của JFA (Hiệp hội bóng đá Nhật Bản).

Yatagarasu là một con Quạ, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy nó có 3 chân.

Tuy nhiên, không có mô tả nào trong các tài liệu cổ của Nhật Bản viết rằng Yatagarasu có ba chân cả. Nhiều người tin rằng đây là sự kết hợp giữa truyền thuyết về quạ nguyên thủy và huyền thoại về loài chim ba chân là hóa thân của mặt trời xuất hiện trong thần thoại Trung Quốc và Ai Cập.

Ảnh https://www.touken-world.jp/tips/56241/

Tương tự, không có thông tin chi tiết về Yatagarasu, hội kín được đặt theo tên loài chim này. Yatagarasu không có “bình phong” như Hội Tam Điểm, nên không rõ nó có thật hay không.

Hãy tìm hiểu những tin đồn đằng sau hội kín Yatagarasu, cũng được gọi là “Hội kín lâu đời nhất thế giới”, bạn sẽ được kết nối với những thông tin rất đáng ngờ.

Tại sao Yatagarasu lại có 3 chân?

Theo Kumano Jingu, một chuyên gia về các câu chuyện Thần thoại, mỗi chân có một ý nghĩa riêng.

・Thiên(Thần)
・Địa(Tự nhiên)
・Nhân(Nhân gian)

Điều quan trọng là cả ba phải hòa làm một.

Thuyết này tương tự với Thuyết Ba Ngôi trong Thiên Chúa giáo, trong đó:

・Phụ(Chúa cha)
・Tử(Chúa Giê-su – Chúa con)
・Linh(Chúa Thánh Thần)

Và cả 3 ngôi vị đều là hiện hữu cho 1 Đấng tối cao (Thiên Chúa) duy nhất.

Hán Ba La (Kabara 漢波羅)

Trong các phép thuật cổ đại Nhật Bản, có một Thuật huyền bí gọi là “Âm Dương Đạo” – Onmyodo 陰陽道.

Trước kia JAPO có đề cập đến một nhân vật tên là Seimei Abe, người đã sử dụng Thuật âm dương để bảo vệ vùng đất trung tâm.

Nếu Onmyodo là “mặt trước” thì Kabara chính là “mặt sau”. Dù biết Thuật Onmyodo rất mạnh nhưng không có quá nhiều thông tin về sức mạnh của Kabara. Tuy nhiên vấn đề không nằm ở đó.

Vấn đề nằm ở cái tên. Dù là nhìn vào Kanji hay phát âm, Kabara không giống tiếng Nhật. Chưa kể phát âm của nó còn giống hệt với Kabbalah là một phương pháp bí truyền, lĩnh vực và trường phái trong chủ nghĩa thần bí Do Thái giáo, ngày nay được sử dụng phổ biến trong bói toán.

Giả thuyết này được Japo nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là mối liên quan giữa tiếng Nhật và tiếng Do Thái. Dù không có nhiều bằng chứng thuyết phục, nhưng sự tương tự của hai ngôn ngữ cho thấy chắc chắn không thể không có sự liên quan nào.

Con số 12

Có tin đồn rằng những người thuộc tổ chức Yatagarasu không có hộ tịch, và có tổng cộng 12 thành viên trung tâm.
Bạn đã bao giờ nghe về bí ẩn con số 12 chưa?

Ảnh https://commons.wikimedia.org/

Trong bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci, 12 môn đồ của Kito giáo được chia thành từng nhóm 3 người.

Lực lượng Phòng vệ Yatagarasu

Yatagarasu cũng được Sở Thông tin của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất sử dụng làm biểu tượng. Lực lượng này chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo mật, liệu đây chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên?

Ảnh https://www.mod.go.jp/gsdf/about/branches/joho.html

Một tổ chức ngầm có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng gia và Nhật Bản, liên quan trực tiếp đến vấn đề Chính trị và An ninh quốc gia, tuyệt đối không được để lộ danh tính. Liệu một tổ chức như vậy có thực sự tồn tại trong quá khứ không? Đó là một bí ẩn chưa có lời giải, nhưng xét đến việc Nhật Bản và hệ thống Thiên hoàng vẫn tồn tại sau chiến tranh, có thể thấy một hội kín như vậy hoạt động cũng không phải lạ.

Kengo Abe
Xem thêm: