Những loài côn trùng bạn nên cảnh giác vào mùa hè Nhật Bản

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời cho côn trùng sinh sôi nảy nở. Khi gặp côn trùng, có người sẽ chỉ quơ tay mặc kệ, có người sẽ “đuổi cùng giết tận” hoặc có người sẽ cực kỳ sợ hãi. Tuy nhiên, dù sợ hay không, bạn cũng nên chuẩn bị trước để tránh gặp hoặc biết cách xử lý khi gặp chúng nhé!

Seakagokegumo (Nhện lưng đỏ)

20 năm trước đây, ở Nhật Bản không hề có sinh vật này. Chúng có nguồn gốc từ Úc và bằng một cách nào đó đã đến được Nhật Bản. Nhện lưng đỏ thuộc cùng họ nhện với góa phụ đen và nọc độc của chúng cũng mạnh tương tự. Tuy nhiên, trường hợp tử vong do nọc độc của nhện lưng đỏ khá hiếm. Nhện lưng đỏ có mặt tại 22 trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản, nhưng nguy cơ gặp phải loài vật này cũng không cao.

Ảnh https://www.sayama.jp/2020/09/seakagokegumo/

Một loài nhện khác bạn có nguy cơ gặp phải cao hơn là Ashidaka gumo hay còn gọi là nhện thợ săn Nhật Bản. Cả hai loài nhện này ít khi giăng tơ, nhện thợ săn hay đuổi theo con mồi hơn.

Lưu ý:

  • Vết cắn của nhện nhìn giống như vết muỗi đốt.
  • Mới đầu sẽ chưa cảm thấy gì nhưng dần dần bạn sẽ thấy đau và như bị lửa đốt ở vùng bị cắn.
  • Hãy đến bệnh viện nếu bị cắn, bác sĩ sẽ kê thuốc giải độc và giảm đau cho bạn.

Suzumebachi (Ong bắp cày)

Ong bắp cày là sinh vật nguy hiểm nhất trong danh sách, chúng “sát hại” hàng chục người mỗi năm. Ong bắp cày to và có nọc độc gấp nhiều lần một con ong thường. Bị đốt một lần thôi thì không nghiêm trọng lắm, nhưng nếu bị đốt nhiều lần hoặc bị dị ứng với nọc độc, tình hình sẽ rất đáng ngại.

Ảnh https://twitter.com/hashtag/suzumebachi

Bạn có nguy cơ gặp Suzumebachi cao hơn nếu ở nông thôn, bên cạnh đó, chúng thường sống thành bầy. Nếu bị đốt khi đang ở nông thôn sẽ rất bất tiện vì khó tìm được sự hỗ trợ y tế nhanh chón. Chất độc của Suzumebachi có thể làm tan chảy thịt ở vị trí bị đốt và tấn công vào hệ thần kinh.

Lưu ý:

  • Ong bắp cày bị thu hút bởi màu tối.
  • Mang kem kháng Hitasmine nếu bạn đi leo núi, vào rừng…
  • Nếu bị chích, hãy bóp ngòi và độc ra càng sớm càng tốt, sau đó thoa kem, nhớ đừng cố hút độc ra! Sau đó nên đi bệnh viện kiểm tra.

Mukade (Rết)

Với Suzumebachi, bạn có thể tình cờ gặp chúng khi đang đi leo núi hoặc đi dạo trong rừng. Còn với Mukade, tự chúng sẽ tìm đến bạn!

Mukade thích những nơi ẩm ướt, sinh vật này thường lẻn vào nhà, trú ngụ trên giường, lỗ thoát nước vòi sen, hoặc trong tủ quần áo.

Ảnh https://ishikawajet.wordpress.com/2012/06/07/bugs-of-ishikawa/

Vết cắn của Mukade được cho là còn đau hơn cả Ong bắp cày. Với hình dáng của loài vật này, có lẽ chúng ta sẽ chết vì đau tim trước. Một điều đáng sợ hơn là Mukade sống rất dai, chúng vẫn sống sau khi bị cắt đôi hoặc cho vào nước sôi…

Lưu ý:

  • Mukade thường vào nhà thông qua các đường ống, hãy nhớ bịt đường ống thoát nước khi không sử dụng.
  • Có loại bình xịt đặc biệt để đối phó với Mukade. Bạn có thể xịt chúng xung quanh nhà và trước cửa nhà, những kẽ hở, ban công để “đầu độc” chúng trước khi bọn này vào nhà.
LINH
Xem thêm: