Trí tuệ của cụ bà 72 tuổi và sự hợp lực của toàn thể người dân thành phố – Khi sức mạnh và ý chí con người biến “phế vật” thành “kho tàng”
Kết hợp các khái niệm về “tham quan”, “môi trường” và “sức mạnh người dân”, một sự kiện đèn tre quy mô lớn sẽ được tổ chức xung quanh Thành Kokura vào tháng 11 này.
Với hơn 20,000 chiếc đèn tre, sự kiện sẽ “hồi sinh thành phố bằng ánh sáng huyền ảo phát ra từ thân tre”. Thế nhưng mục đích của sự kiện không chỉ là thu hút khách đến thăm quan.
Trong những năm gần đây, rừng tre bị bỏ hoang trở thành một “vấn nạn” ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka. Tre có khả năng sinh tồn rất lớn, cứ mỗi ngày lại cao hơn 1m. Tre phát triển quá cao che hết ánh sáng mặt trời, làm cho các loài thực vật khác khô héo. Thêm nữa, tre có phần thân ngầm mọc lan trong đất, làm mất kết cấu của đất, ở địa hình dốc còn có thể gây sạt lở.
https://camp-fire.jp/projects/view/285825
Sự kiện kể trên bên cạnh thu hút du khách còn góp phần xử lý các rừng tre bỏ hoang tại khu vực này.
Dự án đã được lên kế hoạch và chuẩn bị từ hai năm trước. Các sản phẩm trong sự kiện đều do những cửa hàng thủ công ở địa phương đảm nhận. Anh Akagawa, một chủ công xưởng tham gia vào dự án cho biết:
“Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, khi mọi người đều cảm thấy thất vọng, nếu có thể khiến họ cảm động, đó là phần thưởng lớn nhất với chúng tôi”.
Sản phẩm mà họ đặt nhiều kỳ vọng là một con Rồng tre phát sáng 3D dài 10 mét hoành tráng.
Tuy nhiên cho dù có tạo ra rất nhiều chiếc đèn tre hay các sản phẩm thủ công khác, thân tre chưa được xử lý vẫn còn rất nhiều…
Không chỉ nỗ lực từ các công xưởng thủ công, một nhân vật khác là bà Nishijima Soyoko – một người dân địa phương đã 72 tuổi, cũng rất xứng đáng được tuyên dương với sáng kiến tuyệt vời.
Cho đến bây giờ bà đã nhận khoảng 15 tấn tre với mục đích nghĩ ra nhiều cách khác nhau để tái sử dụng vật liệu tre, giúp đỡ cho “những thành viên tham gia tổ chức sự kiện tại Thành Kokura đang gặp nhiều khó khăn”.
“Tôi nghĩ biết đâu lại có ích cho những người đó”
Sáng kiến của bà chính là Than tre. Cụ thể, bà đốt tre sau đó sử dụng phần tàn tro để làm phân bón. Bà cung cấp than tre cho những nông dân đang cố gắng trồng trọt để tạo ra các nông sản đầy dinh dưỡng, phục vụ cho đời sống của người dân.
Đó là câu chuyện về những “phế vật” bỗng chốc hóa “kho tàng” nhờ sự đồng tâm hiệp lực của sức mạnh và ý chí con người.
Sacchan