Kế hoạch “từng bước” vô cùng thông minh của Chính phủ Nhật Bản khiến Samurai tự buông kiếm mà không cần đoạt
Nhắc đến hình ảnh truyền thống của lịch sử Nhật Bản, không thể bỏ qua các Samurai. Mà nhắc đến Samurai không thể không kể đến Katana (kiếm Nhật). Katana là linh hồn của Samurai, do đó được các Kiếm sĩ trân trọng như mạng sống.
Sau khi kết thúc kỷ nguyên Samurai là thời kỳ hòa bình kéo dài, không còn những trận đấu sử dụng đến kiếm nữa. Mặc dù vậy, Samurai không từ bỏ thanh kiếm, vẫn mang theo khi đi bộ trên phố để thể hiện lòng kiêu hãnh.
Nếu là Samurai mà lại không cầm kiếm sẽ bị đồn đại là do nghèo quá nên phải bán kiếm. Không chỉ từ cá nhân Samurai mà định kiến cộng đồng cũng là yếu tố khiến Katana trở thành vật bất ly thân với Samurai dù ở thời đại nào.
Nhưng dù sao thì… Katana cũng khá nặng đấy.
Mặc dù mỏng hơn so với kiếm phương Tây, nhưng trọng lượng của kiếm Nhật cũng khoảng 1,5kg. Nếu mang cả bộ kiếm dài kiếm ngắn sẽ lên tới 2 kg.
Hãy tưởng tượng đi bộ đường dài với 2 chai nước khoáng mỗi chai 1 kg, vất vả lắm chứ. Chính vì vậy mà nhiều Samurai mang theo kiếm giả nhẹ hơn rất nhiều trong trường hợp không cần chiến đấu.
Tuy vậy vẫn có Samurai mang “hàng real” ra đường, và rất khó để thu kiếm của những người này.
Vào năm 1869, khi vai trò của cảnh sát và quân đội được đề cao, Chính phủ quyết định xử lý vấn đề về kiếm của Samurai, vì theo luật mới, cá nhân không được sở hữu vũ khí nguy hiểm. Tất nhiên Samurai là những người có lòng tự trọng cao, họ sẽ không chấp nhận một quy định như vậy, do đó cần phải tiến hành từng bước một.
Lệnh đầu tiên được ban hành gọi là 脱刀令 (Dattourei). Lệnh này khá lỏng lẻo, cho phép Samurai tự do để kiểu tóc, và không cần phải mang theo kiếm khi ra đường. Với lệnh này, kiểu tóc Chonmage đã dần biến mất trong khu vực. Bên cạnh đó, Nhật Bản giai đoạn này chịu ảnh hưởng từ văn hóa hiện đại phương Tây và Hoa Kỳ, một số người bắt đầu cho rằng cầm kiếm đi lại trên đường đã lỗi thời.
Tomomi Iwakura một chức sắc Chính phủ lúc bây giờ cũng đã thay đổi hình ảnh của mình.
Tất nhiên với một lệnh lỏng lẻo như vậy, không thể “đoạt” được kiếm từ những Samurai có tư tưởng truyền thống cao. Nhân vật chính trong Anime nổi tiếng Rurouni Kenshin là một ví dụ.
Sau đó, lệnh triệt để hơn đã ra đời, gọi là 帯刀禁止 (Taitou kinshi).
Ngay khi lệnh cấm mang kiếm được ban hành, nhiều Samurai bắt đầu chống đối. Thế nhưng Chính phủ cũng nghĩ ra được một đối sách khá thú vị.
Không, chúng tôi chỉ cấm việc đeo kiếm thôi (帯刀 nghĩa là hành động đeo kiếm), tóm lại là đừng giắt kiếm trên hông, chứ nếu để kiếm ở nhà, hay là cầm kiếm trên tay vẫn ổn cả mà.
Luận điểm này đã miễn cưỡng thuyết phục được một số Samurai trong thành phần chống đối.
Như đã đề cập ở trên, kiếm Nhật rất nặng, và dài, do đó vừa đi vừa cầm kiếm vô cùng vướng víu. Chưa kể một tay bận cầm kiếm, chỉ còn một tay để mang hành lý cũng khá bất tiện.
Kết quả là ngày càng nhiều Samurai tự nguyện để kiếm ở nhà, ai từ Chính phủ đã nghĩ ra ý tưởng này đúng là Thiên tài mà !
Nhiều năm trôi qua kể từ đó, không còn ai mang theo kiếm nữa. Cảnh sát và quân đội được hiện đại hóa, súng trở thành binh giới chủ đạo. Một số quân nhân vẫn giữ kiếm như một biểu tượng của Samurai, nhưng chỉ với ý nghĩa biểu tượng vì kiếm vô cùng bất tiện trong chiến đấu. Hình ảnh những Samurai cầm kiếm đi lại trên đường phố dần trở thành quá khứ.
Bị lãng quên cùng với thanh kiếm chính là luật Taitou kinshi, về cơ bản vẫn cho phép Samurai được mang theo kiếm trên tay. Mãi đến năm 1946 Luật này mới bị bãi bỏ. Khi Nhật Bản thua cuộc trong Thế chiến, các lực lượng chiếm đóng cấm người dân thường mang vũ khí để ngăn cản sự kháng cự vũ trang.
Đột nhiên cấm đoán đương nhiên sẽ sinh ra phản ứng tiêu cực, vì vậy Chính phủ Nhật Bản lựa chọn những thay đổi nhỏ, và khiến người dân tự nguyện từ bỏ dần dần.
Trong lịch sử của mỗi quốc gia, việc tịch thu vũ khí của người dân rất khó khăn, vì vướng phải tranh cãi về quyền tự vệ. Thế nhưng cách làm này của Chính phủ Nhật Bản phải nhận xét là khá thông minh.
Kengo Abe