Thế vận hội Tokyo năm 1964 – Kỳ Olympic đã thay đổi hoàn toàn diện mạo Thủ đô Nhật Bản

Olympic Tokyo hiện đang được diễn ra, sau rất nhiều hỗn loạn.

Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết và đã chi rất nhiều tiền tài trợ, về cơ bản Tokyo không có gì thay đổi.

Hãy cùng JAPO ngược dòng quá khứ về sự kiện Tokyo Olympic năm 1964, một đại hội thể thao đặc biệt, đã thay đổi hoàn toàn Thủ đô Nhật Bản.

Ảnh https://www.ssf.or.jp/ssf_eyes/history/olympic_legacy/02.html

Cũng giống lần này, trong buổi khai mạc cũng có màn trình diễn của dàn máy bay của Lực lượng phòng vệ.

Cuộc diễu hành của các đội rất gọn gàng, đẹp mắt, khác hẳn với buổi trình diễn vừa qua. Lúc đó khán giả lấp đầy khán đài, thế nhưng do hiện tại đúng vào mùa dịch COVID-19 nên cũng khó mà so sánh.

Tokyo năm 1964 vẫn là một thành phố nghèo khó, vừa thất bại trong chiến tranh. Việc đăng cai Thế vận hội như một bước tiến lớn, là dấu hiệu của tia sáng, cuối cùng cũng xuất hiện giữa màn đêm.

Cả Chính phủ và người dân đồng lòng nỗ lực cải cách Tokyo để cho thế giới thấy một hình ảnh nước Nhật đẹp nhất.

Đó là khi tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới ra đời.

Đúng vậy, Shinkansen, niềm tự hào của người Nhật đã được ra mắt vào năm 1964. Chương trình đường sắt cao tốc của Nhật đã có từ năm 1932. Có ý kiến ​​cho rằng nên nối tuyến đường sắt cao tốc từ Tokyo đến Trường Xuân của Trung Quốc để có thể vận chuyển lượng lớn hàng hóa, và đã có phương án đường sắt với tốc độ tối đa 200 km/h.

Sau đó, tình hình chiến sự ở Nhật Bản ngày càng xấu đi, dự định vẫn chỉ là dự định, nhưng ước mơ vẫn còn đó và cuối cùng đã được thực hiện vào năm 1964.

Sau chiến tranh, do lệnh cấm tất cả các doanh nghiệp liên quan đến máy bay mà các nhà phát triển máy bay bị mất đích đến, đã tập hợp lại để tạo ra tuyến đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới.

Sự ra đời của thành phố Shibuya.

Tại thời điểm hiện tại, khu phố sầm uất tập trung xung quanh Ueno, Asakusa và Ginza. Shibuya vẫn là một khu vực cấp thấp. Tuy nhiên Thế vận hội đã đem đến cơ hội “lột xác” cho nơi đây. Bởi gần sân vận động và địa điểm thi đấu, quốc lộ ở Shibuya được mở rộng, các nhà hàng mọc lên san sát.

Kể từ đó, Shibuya phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những thành phố hàng đầu ở Tokyo ngày nay.

Ấn tượng với thành phố nơi ô tô chạy xuyên các tòa nhà

Tokyo đã là một nơi nhộn nhịp từ thời Samurai. Vào thời điểm đó, đây là thành thị có dân số đông nhất thế giới, vượt xa London và Paris. Hệ quả là không còn đất trống, khó khăn trong việc mở rộng đường.

Ban quản lý thành phố phải nghĩ đến kỹ thuật xây đường xuyên qua các tòa nhà, và thông qua những tầng hầm.

Năm 1962, con đường phức tạp nhưng thuận tiện mang tên Đường cao tốc Metropolitan ra đời. Năm 1964, khi tổ chức Thế vận hội, địa điểm gần Yoyogi được khai trương, Tokyo mang dáng dấp của một thành phố trong tương lai.

Thế vận hội là chất xúc tác cho những thay đổi lớn của Thủ đô trong quá khứ, nhưng lần này, Thế vận hội không đem đến nhiều cơ hội phát triển cho Tokyo.
Cá nhân tôi nghĩ rằng thành phố đã trở nên xinh đẹp hơn một chút, nhưng dường như không có nhiều bước đột phá.

Kengo Abe
Xem thêm: