Từ bao giờ Tượng Đại Phật trở thành đối tượng thù ghét, món đồ hoang phí đến xử lý cũng chẳng ai màng?

Tượng Phật khổng lồ là một trong những điểm thu hút khách du lịch. Tượng Phật cổ lớn nhất Nhật Bản nằm ở Nara, trong khi tượng Phật Ushiku trong tư thế đứng thẳng là tượng Phật cao nhất nằm ở tỉnh Irabaki.

Tượng Đại Phật nằm rải rác ở khắp nơi trên cả nước, thế nhưng nếu gần nơi mình sống có bức tượng to thế này, hẳn là rất thú vị nhỉ !

Ảnh https://nikkan-spa.jp/1768659?cx_clicks_art_mdl=6_title

Đây là tượng Usami Daikannon ở thành phố Ito, tỉnh Shizuoka. Tượng được xây dựng vào năm 1982, thế nhưng có vẻ như người dân nơi đây không hề tự hào gì về bức tượng này. Tượng được quảng cáo cao 50m nhưng thực tế chỉ khoảng 15m, nhỏ hơn tưởng tượng rất nhiều.

Nơi đây có số lượng lớn mộ (khoảng 30,000) dùng cho Mizugokuyo (lễ tưởng niệm những đứa bé chết trước khi được sinh ra). Tưởng chừng nhờ vào đó, địa phương nhận được nhiều lợi nhuận thế nhưng hiện tại nơi này ở trong trạng thái bị bỏ hoang, hầu như không có khách tham quan.

Tượng Phật Usami Daikannon được xây trong âm thầm lặng lẽ, người dân không hề biết tới cũng như không hề có chút tình cảm nào với tượng. Nếu tiếp tục tình trạng này, tượng có nguy cơ trở thành phế tích thậm chí sụp đổ gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh. Chính quyền địa phương chỉ còn cách tháo dỡ tượng Phật. Thế nhưng ngay đến việc tháo dỡ cũng cần dùng đến ngân quỹ – chính là tiền thuế của người dân địa phương. Hiển nhiên điều này khiến người dân tức giận.

Tai nạn tương tự như thế này có thể xảy ra nếu Tượng bị bỏ mặc không ai chăm nom.

Đây là tượng Bồ tát Kannon ở Okinawa bị sập do bão. Một bức tượng cao 25m bị sập đi kèm nhiều nguy hiểm, chưa kể thật đau lòng khi thấy phần mặt tượng đập vào cầu thang như vậy.

Trên Đảo Awaji, tỉnh Hyogo cũng có một tượng Phật khổng lồ cao 80m. Tương tự số phận bức tượng ở trên, người dân nơi đây hoàn toàn không có hứng thú gì với tượng. Tượng do một người đàn ông cho xây dựng để làm điểm du lịch trên đảo. Lúc đầu, khách du lịch kéo đến để chiêm ngưỡng bức tượng hiếm có, nhưng sau đó mọi người mất dần hứng thú.

Chủ sở hữu tượng qua đời năm 1988, sau đó, người vợ kế vị của ông cũng mất. Gia quyến từ chối chịu trách nhiệm với gia sản nên tượng Phật vẫn ở nguyên đó. Dần dần, bức tượng mục nát, các mảnh vỡ bắt đầu rơi xuống.  Hiện tại, công việc tháo dỡ đang được thực hiện với mức thuế 880 triệu Yên.

Những bức tượng Phật này được xây dựng vào thời kỳ kinh tế bong bóng, thế nhưng giờ đây khi bong bóng đã vỡ, tượng không thể trụ lại lâu hơn nữa.

Lúc chỉ còn cách vứt bỏ, gánh nặng chi phí tháo dỡ vẫn ở đó, giống hệt một món đồ nội thất cồng kềnh đã mất giá trị, muốn xử lý cũng phiền phức.

Cuối cùng, Chính phủ sẽ đứng ra chịu trách nhiệm tháo dỡ công trình vì sự an toàn của người dân, thế nhưng với những người dân địa phương, đây chắc chắn không phải sự kiện gì tốt đẹp.

Không biết từ lúc nào, Đức Phật vĩ đại và đáng kính lại bị người người ghét bỏ. Chuyện gì đang xảy ra với đất nước này và cả lòng người ở đây vậy?

Kengo Abe
Xem thêm: