5000 phụ nữ Nhật Bản thảo luận về các chính trị gia mà họ muốn rời khỏi Chính phủ, Thủ tướng và Cựu Thủ tướng cũng góp mặt

Vào ngày 30 tháng 7, Yahoo! Japan đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “5000 phụ nữ bình chọn cho 10 chính trị gia hàng đầu mà họ muốn thua trong cuộc bầu cử sắp tới.” 

Dưới đây là kết quả khảo sát cũng như một số ngữ cảnh giải thích thêm về kết quả này.

#10- Kono Taro

Nhiều người có lẽ quen với cái tên Kono Taro trong vai trò chính trị gia phụ trách việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19, vai trò chính của ông là Bộ trưởng Cải cách Hành chính và Cải cách Quy định.

Ông là người phản đối chính sách hạt nhân của Nhật Bản, ủng hộ việc xây dựng đài tưởng niệm chiến tranh mới thay thế cho Đền Yasukuni gây tranh cãi, kêu gọi tăng cường nhập cư để giúp giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng và gần đây lập luận rằng các thành viên phụ nữ của gia đình Hoàng gia nên được đưa vào hàng kế vị.

Ảnh Japan Times

Những lập trường chính trị này có thể góp phần giúp ông ở vị trí tương đối thấp trong danh sách. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề triển khai vắc-xin COVID-19, một bà nội trợ 29 tuổi tỏ ra không mấy ấn tượng:

“Mặc dù sáu Bộ tham gia vào các biện pháp đối phó với COVID-19, tôi thấy rất bất tiện khi chỉ có thể tìm thấy thông tin trên trang web của Bộ Quốc phòng. Họ có thể dễ dàng cung cấp thông tin trên mọi trang web liên quan đến chính phủ. Vì ông Kono phụ trách cải cách hành chính, lẽ ra đó là công việc của ông ấy, nhưng ông ấy không làm gì cả.”

#9-Edano Yukio

Edano Yukio là người đứng đầu Đảng Dân chủ Lập hiến của Nhật Bản. Sự nghiệp chính trị gần đây của ông chủ yếu xoay quanh việc củng cố quyền lực cho phe trung tả. Hơn nữa, ông là một nhân vật chính trị quan trọng trong vấn đề hậu quả Thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011. Chính trị gia xuất hiện nhiều trên truyền hình với tư cách là Chánh văn phòng Nội các khi đó để thảo luận về vụ tai nạn.

Ảnh The Strait Times

Mặc dù có danh tiếng tốt, lý do khiến Edano lọt vào danh sách này liên quan đến Thảm họa Fukushima. Một trong những vấn đề chính trong vụ tai nạn là vấn đề lưu trữ hồ sơ yếu kém của Chính phủ, đặc biệt với hệ thống SPEEDI (Hệ thống dự báo tác động phóng xạ khẩn cấp). Mặc dù dữ liệu phân tán bức xạ đã được gửi đến chính quyền tỉnh Fukushima, nhưng văn phòng ứng phó thảm họa đã xóa nó và cho rằng dữ liệu này vô ích. Sự việc được đưa ra ánh sáng vào ngày 11 tháng 6 năm 2011, rằng sơ suất đã xảy ra dưới sự giám sát của Edano. Điều này khiến một số người thất vọng. Edano Yukio xin lỗi và nhận trách nhiệm về vấn đề này, nhưng theo ý kiến ​​của một người phụ nữ ở Aomori, như vậy là chưa đủ:

“Anh ta che đậy các dữ liệu từ SPEEDI và khiến nhiều người nhiễm bức xạ”.

#8- Nishimura Yasutoshi

Tương tự như nhiều đồng nghiệp thuộc Đảng dân chủ tự do của mình, Nishimura Yasutoshi là một thành viên đáng chú ý của Nippon Kaigi, một tổ chức vận động hành lang cực hữu với mục tiêu “thúc đẩy phong trào quốc gia khôi phục đất nước Nhật Bản tươi đẹp và xây dựng một quốc gia đáng tự hào”. Cụ thể, mục tiêu của họ là sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp; cho phép Nhật Bản xây dựng lại quân đội thường trực.

Các thành viên đáng chú ý khác của Nippon Kaigi bao gồm Thủ tướng đương nhiệm Suga Yoshihide, các cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Aso Taro và thống đốc Tokyo hiện tại Koike Yuriko.

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát này, không phải hệ tư tưởng của Nishimura bị chỉ trích, mà chính là những hạn chế mà ông đặt ra cho các quán ăn và cơ sở dịch vụ trong thời kỳ đại dịch. Ban đầu, ông dự định hợp tác với các tổ chức tài chính để giúp những doanh nghiệp trong tình trạng khẩn cấp lần thứ tư. Tuy nhiên, chính trị gia đã “lật kèo”, chỉ một ngày sau thông báo đầu tiên của mình. Thay vào đó, anh ta kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ tự kiềm chế. Những người trả lời khảo sát phong cho chính trị gia này danh hiệu “kẻ bắt nạt các nhà hàng”.

#7- Koizumi Shinjiro

Koizumi Shinjiro là một trong những thành viên trẻ tuổi của Đảng Dân chủ Tự do và giữ chức Bộ trưởng Môi trường từ năm 2019. Là một chính trị gia thế hệ thứ ba, cha của anh là cựu Thủ tướng Koizumi Junichiro.

Chính trị gia này xuất hiện ở vị trí thứ 7 vì quyền lực qua quan hệ, các chính sách môi trường không được lòng dân và thậm chí do cuộc hôn nhân của anh ta.

“Các chính sách của anh ta thật khủng khiếp. Tôi muốn anh ấy tập trung ít hơn vào việc giảm thiểu mua sắm bằng túi nhựa và nhiều hơn nữa vào việc ngăn ngừa thiên tai ”.

“Tôi hiểu rằng mỗi người có một style khác nhau, nhưng cá nhân tôi rất thất vọng khi biết tin anh ấy kết hôn với phát thanh viên truyền hình Christel Takigawa. Cô ấy lớn hơn anh ta và có tình trường rất lộn xộn. Cô ấy có lẽ là lý do khiến anh ta không thể tập trung vào chính trị ”. 

#6- Tsujimoto Kiyomi

Tsujimoto Kiyomi là giám đốc chính sách hiện tại của CDP (Đảng Dân chủ Lập hiến). Tsujimoto ban đầu là một nhà hoạt động cấp cơ sở, đồng sáng lập Con thuyền Hòa bình, một tổ chức phi chính phủ chuyên “xây dựng nền văn hóa hòa bình và bền vững”. Cô đã làm việc trong nhiều đảng phái chính trị, bao gồm Đảng Dân chủ, Đảng Dân chủ Nhật Bản và Đảng Dân chủ Xã hội.

Tsujimoto xuất hiện trong danh sách này chủ yếu vì những bê bối tài chính trong quá khứ cũng như tính cách thẳng thắn của mình.

“Cô ấy dễ xúc động, nói năng gay gắt. Cô ấy cần phải nhìn lại bản thân trước khi chỉ trích người khác ”. (Nội trợ 60 tuổi ở Niigata)

#5- Maruyama Hodaka

Hầu hết chúng ta đều biết Maruyama với tư cách là thành viên của Đảng “Bảo vệ mọi người khỏi Đảng NHK“, nhưng anh ta cũng nổi tiếng vì cuồng ngôn khi say xỉn vào năm 2019. Tệ hơn nữa, điều này đã xảy ra trong chuyến công tác của Maruyama ở các hòn đảo do Nga quản lý gần Hokkaido. Maruyama gợi ý rằng Nhật Bản nên tiến hành chiến tranh với Nga để giành lại đảo.

Sau khi uống 10 ly cognac với một gia đình người Nga, anh ta quay trở lại khách sạn của mình và nói, “Có phải những nơi đó có quầy bar bảng hiệu neon không? Có phụ nữ không? Tôi muốn sờ soạng ngực họ”. Khi các đồng nghiệp của anh ta cố gắng ngăn anh ta rời khỏi khách sạn, Maruyama trả lời, “Tôi sẽ không bị bắt vì tôi miễn nhiễm với việc bị bắt giữ”.

“Tôi không bao giờ tha thứ cho những tuyên bố của anh ta về việc gây chiến hay mua bán phụ nữ.” (Nữ 40 tuổi đến từ Kanagawa)

#4- Abe Shinzo

Những phụ nữ tham gia khảo sát có nhiều điều để bàn về vị Cựu thủ tướng này. Trong lúc đương vị, Abe Shinzo vướng phải nhiều bê bối bao gồm scandal tiệc ngắm hoa Anh Đào, thất bại của chính sách Abe no Mask và những nỗ lực đáng ngờ của ông để kéo dài thời hạn của Văn phòng Công tố viên.

“Ông ấy thôi làm Thủ tướng do bị bệnh (viêm loét đại tràng), nhưng vẫn là một thành viên của Quốc hội Nhật Bản?” (Nội trợ 40 tuổi ở Okayama)

#3- Suga Yoshihide

Càng lên cao trong danh sách này, chúng ta càng cần ít giới thiệu hơn. Ai cũng biết Suga Yoshihide đã trở thành Thủ tướng sau khi ông Abe từ chức. Sai lầm lớn nhất trong số những sai lầm của Suga Yoshihide là bất chấp ý kiến của công chúng và các chuyên gia y tế, Suga vẫn tiếp tục tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 trong bối cảnh đại dịch và rất nhiều tình trạng khẩn cấp vô nghĩa. Nhiều người trong số những người trả lời khảo sát tỏ ra thờ ơ với khả năng lãnh đạo của Suga.

“Thiếu sự giải thích, sự quyết tâm và đặc biệt là khả năng lãnh đạo!” (Nữ 45 tuổi, làm việc bán thời gian ởTokyo)

Anh ta không quan tâm đến người dân Nhật Bản. Thật kỳ lạ khi tổ chức Thế vận hội vào thời điểm như thế này ”. (Nội trợ 59 tuổi ở Tokyo)

#2- Nikai Toshihiro

Nikai Toshihiro là người có ảnh hưởng lớn đến các chiến dịch chống COVID-19 không hiệu quả, đặc biệt là chiến dịch “Go To Travel” đã làm tăng sự lây nhiễm dịch bệnh. Chiến dịch này sau đó được tiết lộ là tiềm ẩn xung đột lợi ích, vì Nikai là người đứng đầu Hiệp hội Đại lý Du lịch All Nippon.

“Anh ta phát tán coronavirus để bảo vệ lợi ích của chính mình” (Nhân viên y tế 32 tuổi đến từ Fukuoka)

“Những người xuất sắc của thế hệ trẻ đang bị anh ta kìm hãm.” (Nhân viên văn phòng 35 tuổi đến từ Tokyo)

#1- Aso Taro

Đứng ở vị trí số 1 là Aso Taro, cựu Thủ tướng, đương kim Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, đồng thời là em họ rể của Nhật hoàng Akihito, cựu giám đốc điều hành khai thác mỏ và vận động viên Olympic một thời. Lịch sử gia đình ưu tú của Aso Taro kết hợp với thời gian ngắn ngủi của ông ấy ở cả Sierra Leone và Brazil ban đầu đã tạo cho Aso một “hình ảnh quốc tế” hơn so với các đồng nghiệp trong Đảng dân chủ Tự do.

Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu những năm 2000, những tuyên bố gây tranh cãi và những lời chế nhạo khác nhau của ông đã gây ra khá nhiều chấn động trong công chúng.

Những tuyên bố “khét tiếng” nhất của ông bao gồm: biến Nhật Bản trở thành quốc gia nơi “những người Do Thái giàu có muốn tới sinh sống”; vào năm 2014, ông cho rằng vấn đề của dân số Nhật Bản đến từ những người trẻ không muốn sinh con, hơn là dân số già.

“Anh ấy không bao giờ rút kinh nghiệm. Anh ta hành động như một kẻ hư hỏng với thái độ thượng đẳng hơn những người khác.” (Kakutani Koichi, nhà phê bình chính trị).

Mặc dù nhận nhiều ý kiến trái chiều, hầu hết các Chính trị gia trong danh sách này là những gương mặt lâu năm của giới chính trị Nhật Bản. Thêm vào đó là bản tính không thích sự thay đổi của người Nhật, tóm lại kết quả phải đến khi chính thức mới biết được, còn thì người dân lúc nào cũng có điều để phàn nàn. Bởi lẽ danh sách không muốn trúng cử của người Nhật có thể kéo dài bất tận, nhưng rất hiếm người nào mà họ cảm thấy muốn thắng cử.

 

Sacchan
Xem thêm: